Nhiều vùng tại Nhật đang "chìm" nhanh sau vụ động đất 9 độ richter

Trận động đất lịch sử 9 độ richter gây sóng thần tại Nhật Bản năm 2011 dường như đang khiến nhiều vùng của nước này “chìm” nhanh xuống biển. Tốc độ lún trong năm qua được ghi nhận cao gấp 1000 lần năm trước đó.

Đây là thông tin vừa được Bộ Môi trường Nhật bản công bố ngày 18/12. Theo đó khoảng gần 6000km2 diện tích đất trên khắp nước Nhật đã bị lún hơn 2cm trong giai đoạn từ 31/3/2011 đến 31/3/2012.



Một đoạn đường bị trận động đất năm 2011 tàn phá

Con số này cao gấp 1000 lần so với kỳ thống kê trước đó và cũng là mức cao nhất kể từ khi dữ liệu về tốc độ lún được nước này bắt đầu ghi nhận năm 1978. Tại Nhật, các tổ chức khai thác nước ngầm thường xuyên theo dõi hiện tượng lún đất.

Khoảng một nửa trong số 30 khu vực được khảo sát tại 20 địa phương ghi nhận mức độ lún hơn 2 cm. Mức độ này được xem như có khả năng ảnh hưởng tới sự ổn định của các công trình xây dựng.

Theo Bộ Môi trường, khu vực Kesennuma tại tỉnh Miyagi, nơi bị tàn phá nặng nề nhất bởi trận động đất và sóng thần tháng 3/2011 bị lún mạnh nhất với số liệu ghi nhận 73,8cm. Tiếp ngay đó là khu vực Ichikawa của tỉnh Chiba với mức lún 30,9cm. Tsukuba tại tỉnh Ibaraki cũng lún 15,2cm.

Có 7 khu vực bị lún trên 10cm, thuộc tỉnh Tohoku và vùng Kanto, bao gồm cả thành phố Tokyo. Các quan chức của Bộ Môi trường khẳng định hiện tượng lún này là do trận động đất hôm 11/3 năm ngoái và họ lo ngại hiện tượng này còn tiếp tục và có thể hủy hoại các công trình xây dựng.

Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video