Những bí ẩn về Sao Kim

Sao Kim - điểm đến của tàu vũ trụ Bepi Colombo là một hành tinh có rất nhiều điều bí ẩn mà con người cần phải nghiên cứu để hiểu được về các hiện tượng cũng như sự nóng lên của khí hậu Trái đất.

Sao Kim là hành tinh sáng nhất trong Hệ Mặt trời sau Mặt trăng và Mặt trời. So với Trái đất, nó là ngôi sao xuất hiện đầu tiên vào ban đêm và biến mất cuối cùng vào lúc bình minh.

Sao Kim là hành tinh thứ hai từ Mặt trời trong thái dương hệ và được đặt tên theo vị thần tình yêu và sắc đẹp của La Mã - Venus.

Sao Kim còn được biết đến với tên gọi sao Hôm hoặc sao Mai.

Sao Kim là một trong những vật thể sáng nhất trên bầu trời, do đó nó hay bị nhầm là vật thể bay không xác định (UFO).


Vị trí của sao Kim trong Hệ Mặt Trời

Được các nhà thiên văn học coi như chị em sinh đôi của Trái đất, Sao Kim có rất nhiều điểm tương đồng với hành tinh của chúng ta: cả hai đều được tạo nên từ đá, có kích cỡ và hình dạng gần giống nhau. Sao Kim là hành tinh gần Trái đất nhất và có khoảng cách gần với Mặt trời hơn so với Trái Đất… Tuy nhiên, giữa Trái đất và sao Kim cũng có rất nhiều điểm khác nhau đặc biệt là sự hình thành của chúng.

Đường kính của sao Kim bằng 12.092km (chỉ nhỏ hơn 650km của Trái Đất) và khối lượng của nó bằng 81,5% khối lượng Trái đất.


Sao Kim có khối lượng và kích thước nhỏ hơn Trái Đất

Sao Kim quay rất chậm: 1 ngày trên sao Kim tương đương với 224,7 ngày ngày ở Trái đất. Sao Kim quay một vòng quanh Mặt trời mất 225 ngày (so với Trái đất là 365 ngày).


Hình ảnh với màu sắc thực của sao Kim

Việc nghiên cứu địa hình và đo bề mặt sao Kim đã được thực hiện bởi nhiều tàu vũ trụ của Nga và Mỹ. Các dữ liệu cho thấy hành tinh này được hình thành cách đây hơn 4 tỷ năm nhưng bề mặt lại tương đối trẻ, chỉ có 500 triệu năm. Do vậy, các nhà thiên văn học đặt ra câu hỏi phải chăng các ngọn núi lửa trên hành tinh này vẫn đang hoạt động?

Sao Kim là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời quay ngược lại so với chiều kim đồng hồ. Sao Kim quay từ Đông sang Tây, trong khi tất cả các hành tinh khác đều quay theo hướng ngược lại (từ Tây sang Đông).

Hay nói cách khác, ở sao Kim, Mặt Trời mọc ở hướng Tây và lặn ở hướng Đông.


Bầu khí quyển dày đặc ở sao Kim

Trên sao Kim, tại độ cao 60 km, gió thổi với tốc độ 400 km/h. Bầu khí quyển dày đặc tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho hành tinh này trở nên cực nóng. Ở độ cao khoảng 80 km, có một yếu tố nào đó hấp thụ toàn bộ tia cực tím từ Mặt Trời và điều này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học.

Sao Kim có bầu khí quyển rất dày với những đám mây acid sulphuric cực kỳ đậm đặc khiến cho môi trường ở đây giống như sát thủ đối với sự sống. Chúng ta thường nhìn thấy bầu khí quyển này có màu vàng nhạt hoặc màu trắng.

Tuy nhiên, bên dưới các tầng khí quyển, bề mặt sao Kim lại có màu nâu đỏ. Đó là màu của lớp đá và bụi trên bề mặt hành tinh này. Chúng ta cũng đã chụp được nhiều bức ảnh sao Kim với những bước sóng ánh sáng khác nhau kèm theo nhiều chi tiết ở các mức độ khiến cho hành tinh này có nhiều màu sắc tùy vào thời điểm và phương pháp chụp ảnh.


Nhiệt độ trung bình ở sao Kim là 462 độ C

Với nhiệt độ bề mặt trung bình là 462°C, sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời. Một số nhà khoa học từng cho rằng sao Kim đã có những đại dương trong quá khứ, nhưng đã bốc hơi khi nhiệt độ hành tinh tăng lên do hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát.

Toàn bộ bề mặt của sao Kim là một hoang mạc khô cằn với đá và bụi và có lẽ vẫn còn núi lửa hoạt động trên hành tinh này.


80% bề mặt sao Kim là đồng bằng núi lửa phẳng

Khoảng 80% diện tích bề mặt sao Kim bao phủ bởi những đồng bằng núi lửa phẳng, hay 70% đồng bằng có những rặng núi và 10% đồng bằng có thùy.

Tổng khối lượng của cacbon điôxít bao quanh sao Kim chiếm tới 96,5% khối lượng khí quyển, và đa số khối lượng còn lại là 3,5% của nitơ.


Trên bề mặt sao Kim lỗ chỗ rất nhiều hố va chạm

Trên bề mặt sao Kim lỗ chỗ rất nhiều hố va chạm. Theo các nhà thiên văn học, có khoảng hơn 1.000 hố va chạm phân bố khắp bề mặt sao Kim. Và 85% hố va chạm vẫn còn ở trạng thái nguyên thủy.

Các hố va chạm trên sao Kim có đường kính từ 3 km đến 280 km. Không có hố nào với đường kính nhỏ hơn 3 km.

Áp suất khí quyển trên sao Kim lớn hơn ở Trái Đất 92 lần.


Tàu Bepi Colombo

Tàu Venera 3 của Liên minh Xô Viết là tàu thăm dò nhân tạo đầu tiên hạ cánh xuống sao Kim năm 1966.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang triển khai kế hoạch phóng một tàu quỹ đạo lên sao Thủy năm 2014, tàu Bepi Colombo, và nó sẽ thực hiện hai lần bay qua sao Kim trước khi đi vào quỹ đạo sao Thủy năm 2020.

Người Ai Cập tin rằng vũ trụ có 2 sao Kim. Do sao Kim đạt độ sáng nhất ngay thời điểm Mặt trời lặn và trước khi bình minh hé rạng, nên người Ai Cập cổ xưa đã cho rằng hành tinh này thực chất là 2 vật thể khác nhau. Họ gọi sao Kim với 2 tên: Tioumoutiri – ngôi sao buổi sáng và Ouaiti – ngôi sao đêm.

Khám phá sao Kim là việc vô cùng khó bởi vì điều kiện khắc nghiệt nơi đây. Chuyến đi của tàu thám hiểm Magellan lên quỹ đạo sao Kim vào năm 1991 đã giúp chúng ta lập được bản đồ bề mặt hành tinh này. Hiện nay, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ đang lên kế hoạch cho những chuyến thám hiểm hành tinh này trong tương lai.

Cập nhật: 24/06/2021 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video