Loạt mộ cổ chứa bảo vật "ma" xuất hiện bí ẩn khắp châu Âu

Hé lộ bí ẩn phong tục đào lại ngôi mộ cổ cách đây 1.400 năm
  •  
  • 483

Nhiều ngôi mộ cổ 1.400 tuổi trên khắp châu Âu có dấu vết của một chiếc trâm cài tóc hoặc một thanh kiếm đã từng nằm bên trong nhưng mất tích; không phải do kẻ trộm mộ.

Theo bài công bố trên tạp chí Antiquity, các ngôi mộ này đã được mở lại một lần sau ít ngày được chôn cất, lấy ra cùng một loại vật thể - thanh kiếm ở ngôi mộ nam giới và chiếc trâm cài tóc ở mộ nữ giới – sau đó đóng lại. Toàn bộ vàng, bạc và đồ tùy táng quý giá khác vẫn nằm yên trong một nên các nhà khoa học có thể khẳng định người mở mộ ra và làm số trâm cài, kiếm biến mất không phải kẻ trộm mộ.

Một trong các ngôi mộ cổ kỳ lạ
Một trong các ngôi mộ cổ kỳ lạ: mất trâm cài, kiếm nhưng vàng, bạc và trang sức quý khác còn nguyên - (Ảnh: Đại học Stockholm)

Công trình dẫn đầu bởi Đại học Stockholm (Thụy Điển) khẳng định người mở mộ đã lựa chọn đúng thời điểm phần mềm trong thân thể người chết vừa tiêu tan, hoặc trước khi phần quan tài gỗ kịp sụp đổ, sau đó chọn cẩn thận thứ họ cần lấy – luôn là trâm cài hoặc thanh kiếm, rồi đóng mộ lại thật chu đáo.

Theo Live Science, các ngôi mộ cổ kiểu này được phát hiện rải rác khắp nơi tại châu Âu, đều có niên đại khoảng 1.400 năm, phủ thêm lớp màn kỳ bí lên sự kiện. Tuy nhiên xét dưới góc độ khoa học, hành động mở mộ dường như là một nghi lễ phổ biến.

Xem xét kỹ dấu tích những bảo vật "ma" bị lấy mất khỏi mộ cổ, họ phát hiện ra một số thực sự quý giá, nhưng cũng có một số thanh kiếm hoặc trâm phải làm bằng vật liệu hết sức bình thường, sẽ không có giá trị về kinh tế nếu được lấy ra chỉ vài đến vài chục năm sau khi người trong mộ qua đời.

Nhưng chính sự trùng hợp này đã đưa đến câu trả lời bất ngờ: thứ được lấy ra là vật gia bảo của gia đình đó, thường được truyền qua nhiều thế hệ. Do đó, báu vật đặc biệt này sẽ được lấy về từ chỗ của người chết và trao lại cho con cháu họ. "Phong tục mở lại các ngôi mộ của thế hệ trước lan rộng khắp Tây Âu từ cuối thế kỷ thứ 6 và đạt đến đỉnh điểm vào đầu thế kỷ thứ 7, sau đó biến mất dần vào cuối thế kỷ thứ 7" – tiến sĩ Astrid Noteman từ Đại học Stockholm kết luận.

Cập nhật: 23/06/2021 Theo NLĐ
  • 483