Những biện pháp điều trị y khoa “kinh hoàng” trong lịch sử

Để có được những biện pháp điều trị hiệu quả như ngày nay, con người đã phải trải qua thời gian dài để kiểm nghiệm những biện pháp chữa bệnh sơ khai, thậm chí phản khoa học, mang lại đau đớn hoặc có thể dẫn đến tử vong... Một số cách chữa bệnh sau đã từng tồn tại trong lịch sử.

Trích máu


Phương pháp này bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại vào khoảng 1.000 năm TCN.

Trích máu (bloodletting) đã được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh trong hơn 3.000 năm. Phương pháp này bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại vào khoảng 1.000 năm TCN và được ứng dụng cho đến giữa thế kỷ 20. Các tư liệu y học từ thời cổ đại đến tận những năm 1940 đã đề xuất phương pháp trích máu để chữa nhiều bệnh đặc biệt là chứng bệnh nhiễm trùng. Phương pháp này dựa trên một lý thuyết y học cổ đại cho rằng cần phải cân bằng bốn loại chất dịch trong cơ thể đó là máu, niêm dịch, mật đen và mật vàng – tương ứng với bốn nguyên tố cơ bản cấu thành vũ trụ là không khí, đất, lửa và nước thì cơ thể mới được khỏe mạnh. Sự nhiễm trùng được cho là biểu hiện của tình trạng dư thừa máu. Vì vậy, lượng máu dư thừa này cần được lấy ra khỏi cơ thể người bệnh. Một trong số cách là tạo vết rạch ở tĩnh mạch hay động mạch. Ngoài ra người ta còn sử dụng đến các con đỉa để trích lấy máu. Phương pháp này thực ra cũng mang lại một số lợi ích – ít nhất đối với một số loại vi khuẩn nhất định trong những giai đoạn nhiễm trùng đầu tiên.

Trị liệu bằng nước tiểu

Chữa bệnh bằng nước tiểu vẫn được coi là cách chữa bệnh ấu trĩ, phản khoa học chỉ còn gặp ở những người già cả ở vùng nông thôn. Ngoài việc uống nước tiểu của chính mình, liệu pháp trị bệnh bằng nước tiểu còn dưới hình thức đổ trực tiếp nước tiểu vào da. Liệu pháp này được phổ biến rộng rãi bởi John W.Armstrong, người Anh trong việc điều trị các căn bệnh khác nhau bằng nước tiểu bao gồm đau răng, đau mãn tính. Những người ủng hộ phương pháp này cho rằng nước tiểu có chứa các kháng thể cần thiết giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật nhưng hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chuyên sâu nào khẳng định vấn đề này.

Bánh mì mốc


Việc sử dụng bánh mì mốc được coi là một trong những dạng thuốc kháng sinh đầu tiên và lâu đời nhất.

Hãy suy nghĩ lại trước khi bạn ném miếng bánh mì mốc vào thùng rác bởi bánh mì nấm mốc, lên men từng được sử dụng để điều trị các vết thương ở Serbia, Trung Quốc và Hy Lạp cổ. Nó giúp ngăn ngừa các vết thương nhiễm trùng. Việc sử dụng bánh mì mốc được coi là một trong những dạng thuốc kháng sinh đầu tiên và lâu đời nhất để chống lại bệnh tật.

Thủy ngân

Thủy ngân được biết đến là một kim loại độc nhưng nó từng được sử dụng như một lọ thuốc xịt thông thường và được kê theo toa cho bệnh nhân. Người Ba Tư và Hy Lạp sử dụng nó phổ biến vì coi đây là một loại thuốc thơm hữu ích. Người Trung Quốc tiêu biểu như Tần Thủy Hoàng tin dùng thủy ngân để tăng tuổi thọ, tìm kiếm sự trường sinh bất lão. Thủy ngân cũng được sử dụng để điều trị căn bệnh giang mai trong giai đoạn khoảng từ năm 1363 đến năm 1910. Các hợp chất này có thể được bôi trực tiếp lên da, uống hoặc tiêm nhưng các tác dụng phụ tiềm tàng bao gồm: Tổn thương da trên diện rộng, màng nhầy, tổn thương thận và não bộ, thậm chí là tử vong.

Gây sốc insulin

Đây là liệu pháp trị liệu chứng chuột rút, là một trong những điều trị thành công đầu tiên cho bệnh nhân tâm thần phân liệt. Nhưng phương pháp điều trị này rất khó chịu và gây nguy hiểm cho người bệnh. Insulin ban đầu được sử dụng để giảm bớt lo lắng, căng thẳng, run, nôn mửa, giảm cân nhưng khi sử dụng ở liều cao hơn bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái vô thức, không nổi loạn, hung hăng.

Phẫu thuật cắt não lobotomy


Phương pháp này khá phổ biến vào cuối thập niên 1930.

Lobotomy là phương pháp phẫu thuật điều trị gây tranh cãi đối với một số hình thức của bệnh tâm thần. Phương pháp này khá phổ biến vào cuối thập niên 1930 và vẫn được sử dụng thường xuyên cho đến khoảng giữa thập niên 1950 nhằm giảm số lượng bệnh nhân quá tải trong bệnh viện. Trong phẫu thuật Lobotomy, các bác sỹ sẽ khoan một lỗ nhỏ ngoài hộp sọ của người bệnh, tạo vết rạch vào thùy não và sau đó cắt đứt dây thần kinh não kết nối khu vực điều khiển suy nghĩ đến các vùng khác của não. Hiện nhiều bệnh viện áp dụng phiên bản khác của Lobotomy là Cingulotomy – các bác sỹ sẽ phá hủy một lượng nhỏ của các mô não được cho là hoạt động quá mức – được sử dụng để điều trị những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế nghiêm trọng.

Sốc điện chữa trầm cảm


Phương pháp này đưa các xung điện vào não thông qua các điện cực gắn lên trán hoặc cấy trực tiếp trong não.

ECT là liệu pháp sốc điện điều trị trầm cảm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1930 và đây có lẽ phương pháp nguy hiểm và tàn bạo nhất từng được biết đến. Liệu pháp này đưa các xung điện vào não thông qua các điện cực gắn lên trán hoặc cấy trực tiếp trong não. Vấn đề là bệnh nhân không được tiến hành gây mê và dòng điện được sử dụng khá mạnh, gây ra nhiều đau đớn. Thậm chí ngày nay, ECT vẫn được thực hiện khi bệnh nhân được gây mê toàn thân với tần suất 3 lần/tuần trong 3-4 tuần. Nguyên nhân do biện pháp này cho hiệu quả tốt hơn so với nhiều loại thuốc trầm cảm khác. Nhưng nó cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như mất trí nhớ, giảm trí nhớ ngắn hạn, đau đầu, buồn nôn và các vấn đề về tim.

Phẫu thuật khoan sọ Trepanning


Đây là hình thức khoan xương sọ, được thực hiện trong các nền văn minh cổ xưa.

Trepanation là phương pháp phẫu thuật lâu đời nhất, xuất hiện thời kỳ đồ đá. Đây là hình thức khoan xương sọ, được thực hiện trong các nền văn minh cổ xưa. Phương pháp này giống như một nghi lễ để thoát khỏi các linh hồn ma quỷ - được cho là nguyên nhân gây bệnh tật. Người ta cũng cho rằng biện pháp này giúp chữa bệnh nhức đầu, nhiễm trùng, co giật và gãy xương. Nghe có vẻ kinh khủng nhưng Trepanning vẫn được áp dụng đến ngày hôm nay. Y học hiện đại đã cho phép các bác sỹ can thiệp vào não, sử dụng kỹ thuật và công cụ để khoan thẳng vào sọ người bệnh nhằm giải quyết các vết máu tụ do xuất huyết nội, chấn thương đầu hoặc đột quỵ.

Cập nhật: 27/07/2017 Theo SKĐS
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video