Những bộ giáp "siêu nhân"

Việc bay vù vù trên trời trong bộ giáp của “Người sắt” trong phim Hollywood sẽ vẫn là một giấc mơ. Nhưng các bộ khung giáp kim loại giúp con người làm được những điều phi thường sắp trở thành hiện thực.

Theo CNN, chuyên gia Thomas Sugar của ĐH Arizona State (Mỹ) cho biết chỉ khoảng năm năm nữa là các bộ khung giáp người máy sẽ được sử dụng trong quân đội. Hiện Tập đoàn vũ khí Mỹ Lockheed Martin đang sản xuất một bộ giáp phục vụ chiến trường có tên gọi HULC.

Bộ khung giáp này được làm từ titan, giúp người mặc dễ dàng di chuyển. Khi mặc bộ giáo này, một người lính có thể di chuyển liên tục với tốc độ 16km/giờ, dễ dàng nhấc những vật nặng tới 90kg. Pin của bộ giáp HULC cho phép hoạt động liên tục trong suốt 96 giờ.


Bộ Muscle Suit của các chuyên gia đại học Tokyo. (Ảnh: CNN)

Lockheed Martin cho biết HULC có thể hỗ trợ các binh sĩ bằng cách giúp họ mang theo gần 60kg vũ  khí trên người khi tham chiến. Các cảm biến trên bộ giáp sẽ giúp các binh sĩ dễ dàng phát hiện và chiến đấu chống kẻ thù.

Trong khi đó, Hãng công nghệ Nhật Cyberdyne đang phát triển loại khung giáp robot để hỗ trợ nhiệm vụ cứu hộ trong các thảm họa. Khoảng 330 phiên bản ban đầu của loại giáp này hiện được phân phối cho các bệnh viện tại Nhật để hỗ trợ người khuyết tật đi lại bình thường.


Bộ giáp X-1 của các phi hành gia. (Ảnh: Reuters)

Các nhà khoa học ĐH Tokyo cũng đang cạnh tranh với Cyberdyne khi phát triển loại khung giáp tương tự mang tên Muscle Suit nhằm hỗ trợ y tá, nhân viên điều dưỡng bế người già hoặc người bệnh nặng. Loại Muscle Suit có thể hỗ trợ người sử dụng nâng 50kg một cách dễ dàng.

Ở Israel, các chuyên gia đã chế tạo thành công hệ thống hỗ trợ di chuyển ReWalk. Giá mỗi thiết bị của Hãng Argo lên đến 65.000 USD. ReWalk giúp những người bị chấn thương cột sống có thể đi lại được. Hiện có khoảng 220 người trên thế giới sử dụng thiết bị này.


Khung giáp chiến đấu HULC của Lookheed Martin. (Ảnh: CNN)

Tháng 5/2012, cô Claire Lomas người Anh, bị liệt từ ngực  trở xuống, đã sử dụng thiết bị ReWalk để tham gia cuộc thi marathon London kéo dài 16 ngày. Hiện cô dùng ReWalk để đi lại hằng ngày. Đối thủ của Argo là Ekso Bionics cũng vừa tung ra thị trường một thiết bị tương tự.


Sản phẩm Ekso Bionics. (Ảnh: CNN)

Vậy một bộ giáp hạn chế cử động của con người thì sao? Ý tưởng này có vẻ vô dụng trên Trái đất nhưng trên vũ trụ một thiết bị như vậy sẽ đem lại lợi ích to lớn cho các phi hành gia. Hiện Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang phát triển bộ giáp X-1 nặng 25kg giúp các phi hành gia dễ dàng di chuyển trong điều kiện không trọng lượng.

NASA cho biết thiết bị này sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong các cuộc thám hiểm sâu vào không gian trong tương lai, ví dụ các chuyến bay đến thiên thạch hoặc sao Hỏa.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video