Những bước đi đầu tiên trong việc tạo ra tử cung nhân tạo

Nghiên cứu này mang tính cách mạng vì cho chúng ta thêm hiểu biết về quá trình tạo thành con người.

Trong hai tuần lễ đầu tiên khi mang thai, hormon thai kỳ của người phụ nữ quá thấp để cho ra kết quả dương tính của xét nghiệm, nên sẽ khó nhận biết người phụ nữ có mang thai hay không.

Khi không quan sát vào bên trong bụng mẹ, chúng ta sẽ không biết được quá trình thụ tinh bên trong trứng đang diễn ra. Chúng ta đều biết rằng đây là quá trình phôi thai rụng lớp ngoài và cấy vào niêm mạc của tử cung.


Hình vẽ minh họa một em bé được phát triển trong tử cung nhân tạo.

Vào tháng 5/2016, các nhà nghiên cứu từ Đại học Rockefeller đã trở thành những người đầu tiên quan sát được quá trình phát triển phôi thai người trong 13 ngày đầu tiên. Họ đã phát triển phôi trong phòng thí nghiệm bằng cách cung cấp insulin và các chất dinh dưỡng.

Các nỗ lực trước đây đều được thực hiện trên cơ thể chuột trong phòng thí nghiệm. Rất ít các thí nghiệm được tiến hành trên động vật linh trưởng. Công nghệ sử dụng ở người cũng tương tự như trên loài chuột, họ tạo ra quá trình thụ tinh nhân tạo trong một môi trường nhân tạo. Nhưng phải dừng sau 13 ngày vì vấn đề đạo đức.

Trong thời gian đầu, phôi thai tự phát triển theo các vật liệu di truyền có sẵn mà không phải chia sẻ thông tin với cơ thể người mẹ. Kết quả này hứa hẹn mô hình mới cho sự phát triển của con người và cái nhìn sâu hơn vào những bào thai bị hỏng.


Con người sẽ được tạo ra hàng loạt ở phòng thí nghiệm trong tương lai?

Đây là một kết quả bất ngờ, khi phôi thai có thể tự phát triển dù cho đến mốc thời gian nó phải cấy vào tử cung. Điều này đặt ra câu hỏi rằng việc tạo ra một tử cung nhân tạo có thể phát triển được phôi thai không? Chúng ta sẽ cho phôi thai phát triển mà không cần đến tử cung thật của người mẹ.

Dựa trên kết quả nghiên cứu của loài chuột, các nhà nghiên cứu cho rằng phôi thai của con người cũng sẽ tự phát triển lâu dài cho đến khi nó được sinh ra. Vậy là ta đã tạo ra được một con người trong môi trường hoàn toàn nhân tạo. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh vấn đề đạo đức, không được phép nuôi cấy phôi thai quá 14 ngày.


Các tế bào phôi thai đang tự phát triển trong 14 ngày đầu tiên. (Ảnh: Brivanlou lab/Nature).

Hiện chỉ có 17 quốc gia trên thế giới chấp hành đạo luật quốc tế về việc cấm phát triển phôi thai quá 14 ngày. Điều gì sẽ xảy ra khi các quốc gia còn lại sẽ thực hiện điều này lâu hơn giới hạn cho phép? Chúng ta chỉ hy vọng các nhà khoa học nâng cao nhận thức về vấn đề và sử dụng công nghệ vào việc đúng đắn.


Quá trình phát triển của phôi thai trong tử cung người mẹ. (Ảnh: Brivanlou lab/Nature).

Điều này không có nghĩa chúng ta sẽ tạo ra những em bé trong phòng thí nghiệm, mà cho chúng ta một tương lai về việc có thể tự lựa chọn "bụng" mẹ. Chúng ta sẽ có thêm kiến thức về sự thay đổi trong di truyền khi phôi thai đang phát triển, hay tạo ra các loại thuốc mới điều trị vô sinh hiệu quả hơn và giúp tìm hiểu thêm về khuyết tật phát triển.

Cập nhật: 25/08/2016 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video