Những con "giun điên" oanh tạc rừng của 15 bang Mỹ

Trông giống như những con giun đất bình thường, nhưng chúng có thể quằn quại, nhảy và thậm chí rụng đuôi để thoát khỏi nguy hiểm.

Một số người gọi chúng là những con "sâu điên" và hiện tại, các nhà khoa học đang tìm thấy chúng lan rộng đến ít nhất 15 bang trên khắp nước Mỹ

Josef Görres, một nhà khoa học về đất đai tại Đại học Vermont đã mô tả vấn nạn "giun điên""một cuộc xâm lược" nguy hiểm đối với động vật và thực vật, và đặc biệt là đối với cây phong đường ở vùng Đông Bắc nước Mỹ.


Đây là một loài xâm lấn, lần đầu tiên đến Bắc Mỹ vào thế kỷ 19, được xếp trên các con tàu chở thực vật.

"Mọi người thường nghĩ giun đất có ích. Nhưng với những khu rừng phía bắc Mỹ, chúng có khả năng tạo ra những ảnh hưởng lớn", ông Josef nhấn mạnh.

Giun thuộc giống Amynthas - còn được gọi là giun rắn, giun nhảy châu Á và giun Alabama, theo Tạp chí Smithsonian. Chúng thích phá vỡ các lớp lá cây phân hủy màu mỡ và các chất dinh dưỡng phủ lên nền rừng. Đây chính là điều có thể gây hại rất lớn cho rừng, bao gồm cả cây phong đường. Đây là một loài xâm lấn, lần đầu tiên đến Bắc Mỹ vào thế kỷ 19, được xếp trên các con tàu chở thực vật. Kể từ đó, chúng đã lan nhanh như điên và hiện đã được nhìn thấy ở hơn một chục tiểu bang, bao gồm Minnesota, Wisconsin, Missouri, Illinois, Iowa, Nebraska, Ohio, Texas, Louisiana, Indiana, Kansas, Indiana, Kentucky, Tennessee và Oklahoma.

Cái tên "giun điên" từ đâu mà ra?

"Chúng thực sự là những con giun cực kỳ hiếu động, thích nhảy nhót, ngoáy và vặn vẹo liên tục. Cái tên "giun điên" từ đó mà ra", ông Görres chia sẻ đồng thời cho biết, giun điên thậm chí có thể phóng lên không trung nhờ sự vặn vẹo dữ dội của nó.

Ngoài ra, giun điên còn có khả năng tự đứt đuôi để như kỳ nhông để tự vệ. Những con giun điên khi đã tự đứt đuôi thì không thể tái tạo một cái đuôi mới. Đây giống như cách "thoát hiểm" chỉ có thể sử dụng một lần của "giun điên".

"Khi bạn chứng kiến khoảnh khắc đó, nó cũng khá điên rồ. Đó là cách tự vệ một lần để đánh lừa kẻ săn mồi chẳng hạn như một con chim. Khi cảm thấy nguy hiểm, giun điên sẽ tự đứt đuôi. Cái đuôi cứ quẫy thật mạnh như muốn nói "Tôi là con giun đây, hãy quắp lấy tôi", ông Görres mô tả.


Một con “giun điên” được phát hiện ở Wisconsin.

Chúng giống những con giun đất thông thường, chỉ nhỏ hơn và có màu hơi nâu nhưng gây hại cho đất. Theo Smithsonian, giun điên trưởng thành sinh sản nhanh chóng và không có bạn tình, đẻ ra những ổ trứng có màu giống màu đất. Khi nở, chúng nhanh chóng ăn chất dinh dưỡng trong lớp đất mặt xung quanh chúng, để lại một mớ hỗn độn sần sùi giống như bã cà phê.

Các nhà khoa học cho rằng, những con giun đất này, không chỉ thay đổi cấu trúc đất và động lực dinh dưỡng trong đất, mà còn thay thế các loài giun đất khác ở đó.

Giun nhảy châu Á ăn lớp lá này khiến cho độ ẩm trong đất thay đổi và hạt giống không thể nảy mầm, đặc biệt là cây phong, đoạn, sồi đỏ và bạch dương. CDFA cảnh báo những con giun phàm ăn này có thể ngấu nghiến lớp lá hữu cơ dày trong 2 - 5 năm.

Không rõ bằng cách nào, những con giun này tiếp tục lây lan trên khắp nước Mỹ. Theo một bài báo tháng 1 năm 2020 trên The Atlantic, các nhà khoa học cho rằng, những con giun này có thể lan từ biên giới tiểu bang đến các nhà máy nhập khẩu bằng việc bám vào các rãnh lốp xe tải hoặc thậm chí đi thuyền, nơi chúng có thể di chuyển xa một cách đáng kinh ngạc dưới nước.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang điều tra tác động lâu dài của loài giun này đối với các khu rừng ở Bắc Mỹ, nhưng trong ngắn hạn, rõ ràng chúng có hại đối với đất và những loài giun bản địa.  Các nhà chức trách của 15 bang nước Mỹ đã kết luận rằng sự xâm lấn của giun điên là mối đe dọa lớn đối với môi trường bản địa và họ đã bật cảnh báo với sự lây lan của loài giun này.

Các chuyên gia Mỹ thừa nhận rằng hiện họ chưa tìm ra biện pháp cụ thể nào để hạn chế sự phát triển của giun nhảy châu Á trên toàn quốc. Họ đã đưa ra một số khuyến nghị như đổ hỗn hợp nước và hạt mù tạt vàng lên đất, hoặc dùng tấm polyetylen trong suốt phủ lên đất ẩm trong hai đến ba tuần cho đến khi nhiệt độ đất vượt quá 40°C để phá hủy kén giun. Một cách khác là đặt những con giun vào một chiếc túi, để chúng dưới ánh nắng mặt trời trong 10 phút, sau đó vứt chúng đi.

Cập nhật: 20/01/2025 Theo Tiền Phong/ĐSPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video