Với những người làm việc văn phòng bận rộn, giấc ngủ trưa giống như việc nạp lại năng lượng, tiếp thêm năng lượng mới cho công việc buổi chiều của họ. Thời gian nghỉ ngắn này có thể trẻ hóa cơ thể và tâm trí của họ, cho phép họ thực hiện công việc tốt hơn.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ trưa 30 phút mỗi ngày và ít nhất ba lần một tuần có tỉ lệ tử vong vì bệnh tim ít hơn những người những người không hề ngủ trưa. Nguy cơ mắc bệnh thực tế đã giảm 37%. Điều này có thể là do ngủ trưa giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, ngủ trưa còn giúp cải thiện làn da của chúng ta. Khi chúng ta ngủ, quá trình trao đổi chất của da trở nên tích cực hơn, một lượng lớn máu chảy đến da, cung cấp dưỡng chất và giúp da khỏe mạnh.
Ngủ trưa cũng là điều không thể thiếu để bảo vệ mắt. Một giấc ngủ ngắn có thể khiến tuyến lệ bị ức chế bắt đầu tiết nước mắt, dưỡng ẩm cho nhãn cầu, tăng nhiệt độ giác mạc, rất có lợi cho việc bảo vệ sức khỏe của mắt.
Ngủ trưa còn giúp cải thiện làn da của chúng ta.
Rất nhiều người có thói quen ngủ trưa, nhưng thời gian giấc ngủ như thế nào mới phù hợp. Trên thực tế, ngủ trưa quá lâu có thể gây ra một số tác động tiêu cực cho sức khỏe.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ trưa hơn một giờ làm tăng 30% nguy cơ tử vong. Một nghiên cứu từ Đại học California cho thấy thời gian ngủ trưa có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer, với những người ngủ trưa hơn một giờ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lên khoảng 40%.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu ở Trung Quốc cũng cho thấy ngủ trưa hơn 30 phút làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Ireland cho thấy những người ngủ trưa hơn 1 giờ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 1,88 lần so với những người không ngủ trưa.
Mặc dù ngủ trưa quá lâu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên từ bỏ hoàn toàn giấc ngủ trưa ngắn. Trên thực tế, một giấc ngủ ngắn đúng lúc có thể giúp phục hồi năng lượng và tăng năng suất giữa ngày làm việc.
Tuy nhiên, thể trạng của mỗi người là khác nhau và thời gian ngủ trưa thích hợp cũng khác nhau ở mỗi người. Nói chung, 30 phút đến 40 phút là thời gian ngủ trưa lý tưởng, có thể phục hồi năng lượng một cách hiệu quả. Vì vậy, chúng ta nên lựa chọn thời gian ngủ trưa phù hợp tùy theo hoàn cảnh của bản thân để duy trì sức khỏe tốt và hiệu quả làm việc.
Những người ngủ trưa hơn một giờ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên khoảng 40%.
Nghiên cứu trên gần 400.000 người: Thói quen ngủ trưa giúp não trẻ hơn 2,6-6,5 tuổi
Vào tháng 6 năm 2023, tạp chí Sức khỏe giấc ngủ đã công bố một nghiên cứu hấp dẫn tiết lộ mối liên hệ nhân quả giữa thói quen ngủ trưa và sự gia tăng tổng thể tích não. Nghiên cứu này đào sâu hơn về lợi ích của giấc ngủ ngắn đối với não và mang đến cho chúng ta hiểu biết mới về giấc ngủ ngắn.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát chi tiết hơn 378.000 đối tượng và phân loại nhóm theo tần suất ngủ trưa. Trong số đó, 38% đối tượng thỉnh thoảng ngủ trưa, 5% ngủ trưa thường xuyên và 57% không bao giờ ngủ trưa. Mẫu quy mô lớn này cung cấp sự hỗ trợ mạnh mẽ cho nghiên cứu và làm cho kết quả trở nên thuyết phục hơn.
Để tiết lộ mối liên hệ sâu sắc giữa giấc ngủ trưa, chức năng nhận thức và kích thước não, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích chi tiết 92 biến thể di truyền độc lập liên quan đến giấc ngủ ngắn. Những biến thể di truyền này đã được lựa chọn cẩn thận để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng thể tích não của những đối tượng có thói quen ngủ trưa tăng 15,8 cm3, đây là một phát hiện gây sốc. Sự khác biệt về thể tích não này có nghĩa là tốc độ lão hóa não của họ chậm hơn từ 2,6 đến 6,5 năm so với những người không ngủ trưa.
Khám phá này cho chúng ta thấy lợi ích to lớn của việc ngủ trưa đối với sức khỏe não bộ, không chỉ giúp cải thiện chức năng nhận thức mà còn làm chậm quá trình lão hóa não. Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn rõ ràng về mối liên hệ bí ẩn giữa giấc ngủ ngắn và não bộ.
Nên ăn trưa vừa đủ và có một khoảng thời gian nghỉ trước khi ngủ trưa.
Khi chúng ta già đi, chức năng của hệ tiêu hóa dần yếu đi, nếu ăn quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, bạn nên ăn trưa vừa đủ và có một khoảng thời gian nghỉ trước khi ngủ trưa.
Nằm sấp khi ngủ sẽ gây chèn ép cơ thể, ảnh hưởng đến hô hấp và tuần hoàn máu, đồng thời tăng thêm gánh nặng cho cơ thể. Đặc biệt đối với những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và tăng huyết áp, nằm sấp khi ngủ có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên chọn tư thế ngủ trưa thoải mái như nằm nghiêng hoặc nằm ngửa.
Sau khi ngủ trưa, cơ thể cần một thời gian để trở lại trạng thái tỉnh táo, nếu đứng dậy quá mạnh có thể gây chóng mặt, mệt mỏi và các triệu chứng khó chịu khác. Vì vậy, bạn nên đứng dậy từ từ sau khi ngủ trưa và thực hiện một số bài tập giãn cơ đơn giản để giúp cơ thể dần trở lại trạng thái tỉnh táo.