Những công nghệ sẽ cách mạng hóa tương lai của y học

Công nghệ tiến bộ không ngừng qua từng ngày và tác động đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Y học trong tương lai không chỉ chữa trị mà còn giúp con người chống chọi được với bệnh tật.

Tương lai là một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người. Những công nghệ hiện đang phát triển sẽ góp phần không nhỏ vào việc thay đổi bộ mặt của ngành y tế, giúp ai cũng được tiếp cận một nền y tế hiện đại để tỷ lệ người chết do không được chữa trị ngày càng giảm xuống và thậm chí là không còn nữa. Dưới đây là những công nghệ có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta trong tương lai.

Công nghệ phân tích gene và cơ sở dữ liệu gene

Kỹ thuật số, nền tảng mạng xã hội, khoa học y sinh học cùng nhiều lĩnh vực khác đã cùng nhau phát triển trong suốt thời gian qua, giúp ai cũng có thể tìm hiểu được về gen của mình, cũng như tìm kiếm người có cùng bộ gen với mình ở đâu đó trên Trái Đất này.


Bằng công nghệ phân tích gene, ta có thể biết được đặc tính riêng của từng loại gene trong khả năng phòng bệnh và dễ mắc bệnh.

Nhưng công nghệ này không chỉ dùng để xem ai là họ hàng xa với mình, mà có hàng loạt ứng dụng khác vô cùng hữu ích. Chúng ta chỉ đang ở buổi bình minh của công nghệ này nhưng nó đã hứa hẹn sẽ thay đổi cách chúng ta chăm sóc sức khỏe người thân.

Các nhà nghiên cứu đã và đang phân tích từng bộ gen, để biết được các đặc tính riêng như khả năng kháng khuẩn, các loại bệnh dễ mắc, những hội chứng mắc phải bẩm sinh,... để không chỉ điều trị mà còn giúp người mang bộ gen đó có thể phòng ngừa ngay từ sớm.

Các thiết bị công nghệ đeo trên người

Trước đây, dữ liệu sức khỏe và tình hình bệnh của bệnh nhân được theo dõi một cách gián đoạn, chỉ được ghi nhận sau mỗi lần tái khám và được ghi trên giấy. Ngày nay, các thông số sức khỏe được theo dõi và ghi nhận liên tục nhờ vào sự phát triển của công nghệ.

Một thập niên trước, Fitbit là thiết bị đeo tay đầu tiên có thể theo dõi sức khỏe của con người đã chính thức được ra mắt. Giờ đây, những thiết bị như vậy đã phát triển một cách vượt bậc và giúp ghi nhận liên tục theo thời gian thực tình trạng sức khỏe của người sử dụng.


Tthiết bị có thể nhận biết được sự thay đổi trong các chỉ số sức khỏe, từ đó đưa ra dự đoán về bệnh .

Trong tương lai, công nghệ cảm biến này sẽ tiếp tục phát triển và trở thành trọng tâm trong việc chẩn đoán, phòng chống và điều trị bệnh. Bằng cách gắn trên tay hay một vùng cơ thể, thiết bị có thể nhận biết được sự thay đổi trong các chỉ số sức khỏe, từ đó đưa ra dự đoán về bệnh như một cách thay thế bác sĩ khám lâm sàng cho họ.

Nhưng không chỉ có đồng hồ đeo tay, giờ đây chúng ta còn có hình xăm y tế, cảm biến xác định điện tâm đồ, đo nhịp hô hấp, kiểm tra lượng đường trong máu,... được tích hợp sâu bên trong cơ thể người. Máy trợ thính không chỉ khuếch đại âm thanh cho người khiếm thính, mà còn theo dõi nhịp tim.


Mô phỏng kính áp tròng công nghệ được tích hợp sâu trên cầu mắt của người trong tương lai. (Ảnh: Rebecca Hale).

Tai nghe không dây cũng vậy, không chỉ đơn giản là phát ra âm thanh vào tai mà nó còn được sử dụng để đo khoảng cách, đo nhịp tim, nhận chỉ số sức khỏe. Tương tự, kính áp tròng điện tử cũng dần được tích hợp hàng ngàn cảm biến sinh học. Xa hơn, các thiết bị có thể đưa ra lời khuyên sức khỏe, thực đơn khuyến nghị cho từng đối tượng người dùng khác nhau.

Robot xếp nhỏ đi sâu vào bên trong cơ thể

Ngoài thiết bị công nghệ đeo gắn bên ngoài, thế giới tương lai cũng chứng kiến những thiết bị siêu nhỏ được tích hợp sâu vào bên trong cơ thể người. Các con chip nhỏ được cấy bên dưới da người để thu nhận nhịp chảy của máu, lượng đường trong máu,...


Kính áp tròng trong suốt với cảm biến siêu nhỏ được tích hợp. (Ảnh: Unist).

Không chỉ có thể, những cảm biến với kích thước nhỏ được đặt trong các viên nang như những viên thuốc sẽ tự kích hoạt khi người dùng nuốt vào trong bụng. Ở bên trong cơ thể người, chúng sẽ thực hiện các nhiệm vụ về tiêu hóa cũng như điều trị mà không cần nội soi hay phẫu thuật.

Một nhóm nghiên cứu mới đây đã trình bày ý tưởng, cấy một miếng dán theo dõi lên bụng của thai phụ, từ đó các bác sĩ có thể liên tục nhận được thông tin về sự chuyển động của tử cung hay quá trình chuyển dạ. Khi đứa trẻ sinh ra đời, công nghệ sẽ tiếp tục theo dõi hô hấp, nhịp tim và quét sóng não của đứa bé và gửi dữ liệu về cho cha mẹ.


Robot thăm dò được gói gọn trong một viên thuốc. (Ảnh: MIT Casil).

Chữa bệnh bằng trí tuệ nhân tạo

Ngoài công nghệ kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đạt được nhiều bước tiến đáng ghi nhận trong thời gian qua. Bằng việc kết hợp giữa công nghệ phần cứng cùng khả năng tự học và đưa ra phán đoán của AI, việc chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu sẽ dần được cải thiện ngày càng chính xác hơn và từ đó dẫn đến việc điều trị sẽ thành công hơn do phát hiện sớm.

Trong tương lai xa, bệnh sẽ được chẩn đoán và chữa trị ngay trên điện thoại. Phần cứng phát triển với các cảm biến đo lường ngày càng chính xác, trong khi đó, trí tuệ nhân tạo có thể dựa vào kho dữ liệu y học chung và đưa ra phán đoán bệnh, thậm chí là chính xác hơn và nhanh hơn so với các bác sĩ khi thăm khám lâm sàng.


Với AI, việc chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Các nhà khoa học của Google đã thực hiện một cuộc đại nghiên cứu với quy mô lớn trên hơn 250.000 bệnh nhân để xây dựng cơ sở dữ liệu về các loại bệnh, như các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ,... Từ đó, giúp AI học được các triệu chứng và phương pháp điều trị bước đầu.

Bùng nổ nghiên cứu về hệ vi sinh vật trong cơ thể người

Bên trong cơ thể người là rất nhiều hệ vi sinh vật đa dạng mà chúng ta vẫn chưa hiểu biết hết về chúng. Có hàng ngàn tỷ vi khuẩn đóng góp tích cực lẫn tiêu cực đến sự khỏe mạnh của cơ thể người. Thời gian gần đây, giới khoa học bắt đầu tiến hành nhiều nghiên cứu sâu về hệ sinh vật độc đáo này.

Ở đường ruột, có nhiều vi sinh vật được cho là đóng ảnh hưởng lớn đến nguy cơ và phát triển của các bệnh như béo phì, viêm ruột, tim mạch hay thậm chí là thần kinh. Bằng cách nghiên cứu sâu hơn về chúng, ta có thể chữa trị hay thậm chí là phòng ngừa các căn bệnh này thông qua việc điều khiển hành vi của chúng.

Khám chữa bệnh từ xa, không cần phải đến bệnh viện

Thời gian chờ đợi khi bắt số xếp hàng tại phòng khám sẽ được giảm đi đáng kể khi ngày càng có nhiều buổi khám bệnh được thực hiện từ xa qua điện thoại hay qua mạng internet. Đối với những căn bệnh thường gặp, các bác sĩ chỉ cần xem hình ảnh lòng bàn tay, làn da hay một số vùng cơ thể là có thể chẩn đoán được bệnh.

Ngoài ra, để tăng sự chính xác của kết quả khám bệnh từ xa, các bác sĩ có thể xem chỉ số sức khỏe được đo bằng điện thoại của bệnh nhân. Bằng cách áp dụng công nghệ, phần lớn các ca khám chữa bệnh sẽ được thực hiện từ xa. Trong tương lai, bệnh nhân chỉ phải đến bệnh viện khi mắc bệnh quá nặng hay cần phẫu thuật.

Không còn sử dụng quá nhiều thuốc để chữa trị bệnh

Với sự phát triển của công nghệ chẩn đoán và những phương pháp điều trị hiệu quả bằng công nghệ, trong tương lai con người không cần phải sử dụng quá nhiều thuốc để trị bệnh, mà thay vào đó là tăng cường phòng chống bệnh trước khi mắc và chữa trị qua các phương pháp công nghệ cao.

Ví dụ, một công ty mới đây đã phát triển công nghệ giúp giảm ù tai bằng cách kích sóng não nhằm giúp bộ não tự nhận diện được âm thanh ồn và giảm âm lượng của chúng. Hay để theo dõi sát sao bệnh nhân suy tim, một công ty đã ứng dụng công nghệ của mình để kích tim ngay trước khi nó bị chấn động, giúp giảm 40% số lần nhập viện để điều trị tim của bệnh nhân đó.

Sự hỗ trợ đắc lực đến từ những chú robot

Hãy tưởng tượng nhà thuốc trong tương lai sẽ không còn dược sĩ đứng nghe tình trạng bệnh và kê đơn nữa, mà đó là những cỗ máy lớn như ATM hiện tại. Chỉ cần đưa mã số bệnh án, máy tính sẽ biết được tình trạng sức khỏe hiện tại để cung cấp thuốc đúng liều đúng lượng.

Y tá hay điều dưỡng trong tương lai cũng sẽ được thay thế bằng robot hay một chatbot trực tuyến. Máy tính sẽ tiếp nhận vấn đề sức khỏe của bạn bằng những câu thoại tự nhiên, chẳng hạn như “Tôi nhức đầu quá, tôi bị mất ngủ, vậy tôi đang bị bệnh gì?”


Trí tuệ nhân tạo phân tích một tế bào ung thư và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Nhưng không chỉ bệnh tình về mặt thể chất, robot trong tương lai cũng có thể đứng ra tư vấn và chữa trị phần nào các chứng bệnh về mặt tâm thần, vốn cần một bác sĩ chuyên ngành tâm lý để hỗ trợ lâu dài vào thời của chúng ta ngày nay.

Tiếp theo là những chú robot có tay nghề vững vàng, khi chúng có thể xác định được mạch của người để tiêm chích, lấy máu xét nghiệm, thực hiện siêu âm và lấy kết quả. Ở nhiều vùng khó khăn, thiếu y bác sĩ, thì đây sẽ là công nghệ hỗ trợ đắc lực trong tương lai.


Robot sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực để chăm sóc sức khỏe con người trong tương lai. (Ảnh: Natasha Daly).

Trong một khảo sát năm 2016, ước tính có khoảng 3,6 triệu người ở các quốc gia thu nhập trung bình và thấp đã phải chết vì không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chữa trị bệnh. Hay cá biệt có một số quốc gia, con số này là khoảng 5 triệu người do điều kiện y tế kém.

Cập nhật: 13/12/2019 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video