Những điều bạn chưa biết về chứng khó đọc

Chứng khó đọc là gì?

Khi nhắc đến chứng khó đọc, mọi người thường nghĩ sẽ nhìn thấy các chữ cái đảo ngược ngược như nhìn "b" là "d" hay "saw" như "was". Nhưng thực chất những người bị chứng khó đọc nhìn mọi thứ một cách bình thường như bao người khác, chỉ điều họ gặp khó khăn khi xử lý các ngữ âm. Nghĩa là họ gặp khó khăn không phải vì việc nhìn thấy chữ nhảy lung tung mà khó khăn ở việc sử dụng nó.

Ví dụ, nếu bạn nghe từ "cat" và sau đó bỏ chữ “c”, ta sẽ có từ “at” nhưng điều này có thể gây khó khăn cho những người bị chứng khó đọc. Như "fantastic" người khó đọc cần phải tách nhỏ từ thành từng phần để đọc: fan, tas, tic hay s-t-i-k cho từ "stick" và f-r-e-n-s cho "friends". Dành thời gian giải mã làm cho nó trở nên khó khăn để họ có thể theo kịp với mọi người.

Tỉ lệ mắc chứng khó đọc cao hơn bạn tưởng tượng. Cứ mỗi năm người lại có một người mắc chứng khó đọc, có người bị nhẹ nhưng cũng có người nặng hơn. Và liên quan đến di truyền, nếu trong dòng họ có người bị khó đọc thì thành viên trong gia đình có tỉ lệ mắc phải cao hơn.

Chúng ta không "mắc" chứng khó đọc vì đây không phải là một căn bệnh truyền nhiễm hay là kết quả của chấn thương não, theo trang tin khoa học Science Focus của BBC. Việc mất khả năng đọc hay viết sau khi bị chấn thương não được gọi là alexia, còn chứng khó đọc (tiếng Anh dyslexia) là một khuyết tật trong đọc, viết và những khả năng khác. Chứng khó đọc thường biểu hiện ra khi trẻ nhỏ phải vật lộn để thành thạo các kỹ năng này ở trường. Nhiều trẻ gặp khó khăn trong việc đọc vì trí tuệ thấp, còn trẻ được chẩn đoán bị chứng khó đọc là khi khả năng đọc kém so với trí tuệ bình thường.

Theo Wikipedia, chứng khó đọc còn gọi là rối loạn đọc (reading disorder), những rắc rối về đọc hiểu dù trí tuệ bình thường. Chứng khó đọc có ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Những rắc rối thường gặp khi mắc chứng khó đọc là khó khăn trong việc đánh vần các từ, đọc nhanh, viết từ, "đọc thành tiếng" các từ trong đầu, phát âm từ khi đọc thành tiếng và hiểu những gì người khác đọc.

Đây là một tình trạng bẩm sinh do cấu trúc của não bộ gặp khó khăn trong việc xử lý ngôn ngữ và không liên quan tới trí thông minh, đây không phải là một bệnh lý, thiểu năng. Ví dụ như những con người tài hoa vẫn có thể mắc chứng khó đọc như Picasso, Muhammad Ali, Whoopi Goldberg, Steven Spielberg và Cher. Tuy nhiên, không thể phủ nhận điều này vẫn gây hạn chế trong việc học tập và cần có các phương pháp để khắc phục tình trạng này. Nên nhiều khi con em có IQ vô cực nhưng lại bị điểm kém thì các bác nhớ kiểm tra chứ đừng đánh đòn vội nha.

Chứng khó đọc dưới góc nhìn khoa học

Não được chia thành hai bán cầu. Bán cầu trái phụ trách tư duy phân tích, ngôn ngữ và khả năng đọc. Trong khi não phải thường xử lý các hoạt động liên quan đến sáng tạo. fMRI nghiên cứu cho thấy mà bộ não của những người bị chứng khó đọc phụ thuộc nhiều vào bán cầu não phải và thùy trán hơn. Điều này có nghĩa là khi họ đọc một từ, cần một quảng đường dài hơn để xử lý dữ liệu trong não của họ.

Nhưng những người bị chứng khó đọc có thể thay đổi bộ não của mình và cải thiện việc đọc của họ bằng nhiều phương pháp, giúp giải mã ngôn ngữ bằng cách dựa trên các loại âm tiết và quy tắc chính tả. Từ đó, bộ não của những người bị chứng khó đọc bắt đầu sử dụng bán cầu não trái hiệu quả hơn trong khi đọc và việc đọc của họ được cải thiện. Sự can thiệp này mang lại hiệu quả bởi vì nó định vị chứng khó đọc một cách đúng đắn như là một biến thể chức năng trong bộ não một cách tự nhiên.

Sự đa dạng của não bộ ở tất cả mọi người cho thấy rằng, nếu trong môi trường độc lập thì mọi người đều phần nào có những cách tư duy về một sự việc khác nhau.

Cập nhật: 03/11/2020 Theo Tinh Tế/vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video