Những điều cần lưu ý khi test nhanh virus corona

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Bệnh viện Nhi Đồng I cho hay, việc test nhanh virus corona nhằm mục đích tầm soát phát hiện bệnh sớm, còn đối với người có kết quả âm tính thì chưa nói được điều gì.

Chia sẻ trên trang facebook cá nhân, bác sĩ Trương Hữu Khanh Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I, phân tích: Đối với người bị bệnh sớm thì tùy theo mức độ sẽ có kết quả khác nhau. Khi tầm soát bằng test nhanh bằng biện pháp lấy máu để tìm kháng thể thì sẽ có 2-3 khả năng xảy ra.


Hà Nội đang sử dụng test nhanh để tầm soát những người dân đã từng đến "ổ dịch" Bệnh viện Bạch Mai.

  • Khả năng thứ nhất, đang ủ bệnh nhưng chưa đủ thời gian thì cũng không thể tìm được kháng thể bởi kháng thể chỉ xuất hiện khi virus đã phải xâm nhập vào cơ thể một thời gian, lúc đó máu mới kích thích để sản sinh ra kháng thể.
  • Thứ hai, chỉ khi nồng độ kháng thể đủ lớn thì test mới phát hiện được, còn nếu thấp quá thì cũng chưa phát hiện được.
  • Thứ ba, khi kết quả kháng thể dương tính thì có khả năng họ bị bệnh từ lâu và đã khỏi bệnh lâu rồi hoặc có thể chéo với các chủng virus corona khác không phải chủng mới. Ví dụ, kháng thể của sốt xuất huyết cũng có thể chéo với kháng thể của viêm não Nhật Bản bởi hai dòng này là giống nhau.

“Xét nghiệm nhanh này không thể thay thế những chiến lược có thể chúng ta đã từng làm từ đầu đến giờ nghĩa là vẫn phải phận loại đối tượng F1, F2; hạn chế đi lại; mang khẩu trang; mang nón che giọt bắn ở những nơi có nguy cơ cao; hạn chế tiếp xúc gần; thường xuyên rửa tay với xà phòng…”, bác sĩ Khanh nói.

Bác sĩ Khanh cho rằng, cần có chiến lược hết sức rõ ràng, nếu xét nghiệm có kết quả âm tính thì chúng ta khuyên người ta như thế nào; nếu dương tính thì làm cái gì cho người ta. Chúng ta phải có kế hoạch lâu dài về vấn đề này.

Khi người có kết quả dương tính bằng xét nghiệm nhanh thì chúng ta cần phải có câu trả lời nhanh từ việc kiểm chứng lại bằng phương pháp PCR. Những người có kết quả dương tính bằng xét nghiệm nhanh khi chưa khẳng định lại bằng PCR thì không nên cách ly họ với những người đang mắc bệnh, cần có khu vực riêng cho những bệnh nhân này.

Bác sĩ Khanh cho biết thêm, hiện nay xét nghiệm nhanh virus corona mới chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là phết mũi, họng để tìm kháng nguyên trong đó (xác của virus hoặc virus đang hoạt động) bằng phương pháp PCR; Nhóm thứ 2 là người ta lấy máu để tìm kháng thể IgM, loại xuất hiện ở thời kỳ mới nhiễm bệnh (3-4 ngày mắc bệnh là xuất hiện), và IgG vốn có số lượng tăng lên khi cơ thể người phản ứng trước virus corona (rất lâu sau mới xuất hiện).

“Tôi được biết test nhanh mà chúng ta đang sử dụng ghi IgM/IgG, nghĩa là tìm chung không phân loại ra được IgM và IgG. Vì thế việc xác nhận lại kết quả bằng PCR là rất cần thiết để sớm đưa ra khẳng định chính xác, tránh gây sự hoang mang cho người dân”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.

Một lưu ý quan trọng khác mà bác sĩ Khanh đưa ra đó là những người có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp xét nghiệm nhanh dùng để thông hành đi nước ngoài, để được đi làm việc thì cần hết sức thận trọng bởi sẽ có những trường hợp âm tính giả.

Cập nhật: 04/04/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video