Những động vật đầu tiên trên trái đất thở bằng tai

Những nghiên cứu của Thuỵ Điển trên các hoá thạch của một loài cá sống cách đây 370 triệu năm đã chỉ ra rằng các cơ quan thính giác cũng phát triển như các cơ quan hô hấp.

Per Ahlberg thuộc đại học Uppsala, phía bắc Stockholm cho biết: Các hoá thạch đã chỉ ra một chiếc tai phát triển theo một trình tự phức tạp như thế nào và có liên quan tới quá trình hô hấp.

Muốn tìm hiểu cách thức mà chiếc tai phát triển trên những động vật đầu tiên của trái đất, ông Ahlberg và người đồng nghiệp của mình Martin Brazeau đã nghiên cứu các cơ quan thính giác trên hoá thạch của những loài cá tiền sử có tên gọi Panderichthys.

Ông giải thích rằng: Panderichthys là loài động vật gần gũi với các động vật trên trái đất trong số tất cả các hoá thạch của các loài cá mà chúng tôi đã từng nghiên cứu.

Trên bộ xương hoá thạch của loài cá này, có một bộ phận giống như lỗ tai, tuy nhiên đó không phải là lỗ tai.

Ông nhấn mạnh: Rõ ràng đó không phải là lỗ tai vì nó không có liên hệ gì với cấu trúc thính giác bên trong. Nếu quan sát các loài bò sát đầu tiên, các bạn sẽ thấy tai của chúng gần giống với tai của Panderichthys và có vẻ như không có sự xuất hiện của màng nhĩ nên rất có thể chúng thở bằng tai.

Theo ông, đối với các động vật đầu tiên trên trái đất, chức năng hô hấp vẫn còn tồn tại song chức năng thính giác đã bắt đầu phát triển.

Theo 24h
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video