Những đột phá trong lĩnh vực vi phẫu

Y học nhân loại đã có những tiến bộ vượt bậc trong phòng và chữa trị nhiều chứng bệnh nan y. Trong hàng loạt đột phá có tính cách mạng, có những phương pháp can thiệp tưởng chừng như không thể tồn tại, song đã xảy ra trên thực tế để cứu lấy sinh mạng bệnh nhân...

Cắt bỏ nửa bộ não

Cho dù bạn tin hay không thì thủ thuật này cũng đã xảy ra, bao gồm việc lấy đi một phần hay toàn bộ nửa bộ não. Đây là phương sách cuối cùng được áp dụng để chữa trị những rối loạn do tai biến ngập máu hay động kinh có nguyên nhân từ những trục trặc trên phạm vi rộng của một nửa bán cầu não; đặc biệt khi không hiệu quả với các giải pháp dược phẩm.

Lần đầu tiên thủ thuật này được áp dụng vào năm 1923 do bác sĩ Walter Dandy thực hiện trên người; và bệnh nhân đã phải chịu liệt một phần hay toàn bộ một bên cơ thể ngược lại với phần não lấy đi. Trong một số trường hợp, phần não còn lại vẫn đảm nhiệm tốt chức năng cho phần não đã mất bằng cách kết nối những dây thần kinh mới...

Cắt bỏ nửa người

Còn được biết như thủ thuật cắt cụt ngang lưng (translumbar amputation), là cách phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ nửa phần dưới cơ thể từ khung chậu; có nghĩa là các cơ quan như sinh dục, hậu môn, trực tràng, xương chậu, 2 chân và cả hệ thống tiết niệu đều sẽ phải mất đi. Tuy rất hiếm, nhưng giải pháp cắt bỏ này vẫn được chỉ định khi phần dưới của cơ thể bệnh nhân bị các chứng bệnh nguy hiểm nào đó, như viêm tủy xương (osteomyelitis), khối u ác tính, chấn thương nghiêm trọng gây hoại thư hay mắc phải chứng bệnh nan y nào đó ở khu vực khung chậu. Quá trình phẫu thuật thường được tiến hành qua 2 giai đoạn, và cũng có thể thực hiện một lần khi chức năng bài tiết của ruột được thay thế bằng hậu môn giả và ống dẫn ruột hồi (ileal conduit) trước khi cắt cụt toàn bộ...

Phẫu thuật giảm đau

Thủ thuật này được áp dụng để chữa đau cho những trường hợp ung thư nghiêm trọng, gồm việc khống chế các dây thần kinh từ não, làm tê liệt các nếp cuộn vành đai não - phần não nối với khu vực thần kinh hoạt động ở thùy trước. Đôi khi cũng được áp dụng như cách chữa trị các chứng rối loạn tâm thần – mặc dù còn nhiều tranh cãi. Với thủ thuật chữa trị tâm thần, bệnh nhân phải chấp nhận giải pháp thay thế toàn bộ thùy não. Tuy nhiên, giải pháp cuối cùng này chỉ được ủng hộ để giảm đau cho trường hợp ung thư nặng, nhưng không được chỉ định cho chữa trị trầm cảm...

Phẫu thuật từ xa

Thủ thuật này đang được y học hiện đại quan tâm đặc biệt, khi một ca phẫu thuật hoàn toàn do robot đảm trách được các bác sĩ điều khiển từ xa thông qua kết nối viễn thông. Ca phẫu thuật đầu tiên diễn ra vào ngày 7-9-2001 tại Bệnh viện Dân sự Strasbourg, phía Đông nước Pháp, do GS Jacques Marescaux và ê-kíp của ông ở Viện Nghiên cứu Ung thư đường tiêu hóa (IRCAD) tiến hành. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử y học nhân loại, một giải pháp kỹ thuật đã được chứng minh khả năng vượt qua sự trì hoãn cố hữu về thời gian và không gian. Từ New York, các chuyên gia đã điều khiển cánh tay của robot phẫu thuật ZEUSTM Robotic Surgical System, do Computer Motoion chế tạo, để rạch vết mổ trên bệnh nhân. Ca phẫu thuật thành công có sự trợ giúp kết hợp của dịch vụ thủy tinh quang học tốc độ cao từ Tập đoàn Viễn thông France Telecom...


(Ảnh: Newscientist)

A.HÙNG tổng hợp

Theo Người lao động
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video