Những kết quả sai lầm từ phương pháp nghiên cứu không khoa học

Tại liên hoan phim toàn nước Mỹ đang trình chiếu một bộ phim tài liệu mang tên “ Vẻ đẹp nước Mỹ”, nói về ảnh hưởng của văn hoá nhạc pop và ngành công nghiệp thời trang đến quan điểm của người Mỹ về cái đẹp.

Nhà làm phim Darryl Roberts đã nảy sinh ý tưởng cho bộ phim này khi ông thực hiện một cuộc điều tra ngẫu nhiên trên đường phố Chicagô. Ông hỏi 200 người phụ nữ xem họ có cảm thấy mình hấp dẫn không, chỉ có 2 trong số họ trả lời là “có”. Trong một cuộc phỏng vấn của tờ “New York Sun” về bộ phim, Robert cho biết “ Không có gì là phức tạp cả. Tôi tính toán rằng nếu 198 người phụ nữ trả lời là “không” tức là 99% phụ nữ cảm thấy mình không hấp dẫn”. Và từ khám phá bất ngờ đó ông đã nghĩ tới việc làm một bộ phim tài liệu tìm hiểu xem nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ đó là gì.

Rõ ràng, ý định của Robert là ổn nhưng có một vấn đề nảy sinh: những thông tin dữ liệu của ông lại không hề chính xác.

Trên thực tế, các nghiên cứu đều cho thấy rằng 90% phụ nữ cảm thấy hài lòng với ngoại hình của mình và hầu hết đều nghĩ rằng họ hấp dẫn hơn mức bình thường. Năm 1998, tờ “Nước Mỹ cuối tuần” (USA Weekend) thực hiện khảo sát với hơn 25 nghìn thanh niên, phần lớn là phái nữ. Kết quả là 95% trong số họ cảm thấy khá ổn về chính mình. Năm 2000, Hiệp Hội Y Tế Vương Quốc Anh cũng đưa ra một bản báo cáo về thói quen ăn uống thất thường và một bộ phim kết luận rằng “phần lớn các cô gái trẻ (83%) tự tin về chính bản thân mình một cách tương đối". Và kết quả điều tra trên 3200 phụ nữ của giáo sư Nancy Etcoff, trường đại học Harvard trong bản báo cáo “Sự thật về vẻ đẹp” vào năm 2004 cũng cho thấy đa số phụ nữ tin rằng cân nặng của họ là vừa đủ và 88% nghĩ mức hấp dẫn của họ là tương đối.

Vậy điều gì đã xảy ra? Tại sao cuộc khảo sát của Roberts lại đưa ra kết quả hoàn toàn ngược lại? Câu trả lời đó chính là do phương pháp nghiên cứu chưa thoả đáng của Roberts.

Điều tra chưa đúng phương pháp

Xét một cách đơn thuần, để hỏi ý kiến ai đó về một chủ đề cụ thể thì có vẻ đơn giản đấy: bạn chỉ cần hỏi họ, thế là xong. Nhưng điều đó quả là sai lầm. Hãy nghĩ đến cách điều tra một cách khoa học hơn. Đó cũng là lý do mà tại sao các công ty chuyên thực hiện điều tra khảo sát lại phải chi hàng triệu đô la để có kết quả chính xác về những gì người ta nghĩ, những gì người ta tin hay họ mua sản phẩm nào, tại sao họ lại chọn sản phẩm đó, họ sẽ bầu cử cho ai, v...v. Nếu bạn không chuyên nghiệp thì khó có thể có kết quả điều tra chính xác được. Câu trả lời mà bạn thu được trong cuộc khảo sát còn phụ thuộc phần lớn vào ai là người được hỏi, và họ được hỏi trong hoàn cảnh nào, với những câu hỏi như thế nào.

 

Điều gì dẫn đến sai lầm của một cuộc điều tra

Thứ nhất, vấn đề phát sinh từ những gì mà các nhà tâm lý học thường gọi là phản ứng xuôi chiều, hiểu một cách đơn giản tức là người ta thường có xu hưởng trả lời những gì mà nhà nghiên cứu hay người hỏi muốn được nghe từ họ chứ không hẳn là những gì mà người được hỏi thực sự nghĩ. Chính vì thế, ví dụ như nếu Robert nói rằng “Tôi đang làm một bộ phim tài liệu về mức ảnh hưởng xấu của ngành công nghiệp thời trang đến những phụ nữ không tự tin về ngoại hình của mình”. Với cách giới thiệu như vậy ông gần như chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời là “không” khi hỏi người ta rằng “Bạn có cảm thấy mình hấp dẫn không?”

Nếu không xét đến lý do đó, bao nhiêu trong số chúng ta, bất kể là phái yếu hay phái mạnh, sẽ trả lời người khác xem chúng ta có thấy mình hấp dẫn hay không khi đang đi trên đường như thế? Một người phụ nữ có thể sẽ chấp nhận rằng mình không hấp dẫn tí nào, nhưng đó là khi họ đang vội đi tới ga tàu điện ngầm để về nhà sau ngày làm việc mệt mỏi. Chỉ vài tiếng sau đó thôi, khi họ đi ra ngoài ăn tối trong bộ váy lộng lẫy thì kết quả sẽ khác. Nếu Roberts hỏi một người đang đi trên đường, trước một phòng khám về cân nặng, rất có thể ông sẽ nhận được câu trả lời khác hẳn so với khi hỏi một người phụ nữ vừa bước ra khỏi phòng tập thể hình hay là thẩm mỹ viện. Cuộc khảo sát nghiệp dư của Roberts đã mắc phải lỗi sai trầm trọng và dẫn đến một bộ phim tài liệu giải thích về kết quả sai lầm đó.

Cuộc điều tra về nạn tàn sát người Do Thái hàng loạt của phát xít Đức

Một trong những ví dụ về sai lầm chết người trong những cuộc khảo sát đó là cuộc khảo sát năm 1992 của tổ chức Roper cho người Do Thái ở Mỹ. Kết quả của cuộc điều tra này cho thấy cứ 5 người Mỹ thì có 1 người nghi ngờ rằng cuộc tàn sát người Do Thái hàng loạt vào thời Hilter đã xảy ra. Tại sao 22% người Mỹ lại có thể không tin vào cuộc tàn sát này? Câu trả lời trở nên rõ ràng khi người ta kiểm tra lại câu hỏi ban đầu đã được hỏi trong cuộc khảo sát đó: “Theo bạn thì có thể hay không một điều rằng cuộc tàn sát dân Do Thái của phát xít Đức đã không bao giờ xảy ra?” Câu hỏi này có đến hai lần phủ định dẫn đến cách hiểu lẫn lộn và hậu quả là báo cáo đi ngược lại những gì họ tin tưởng và dự đoán. Những người chịu trách nhiêm của tổ chức Roper đã ngượng ngùng lên tiếng xin lỗi về việc này. Lần sau đó họ đưa ra những câu hỏi chặt chẽ, rõ ràng hơn và không mập mờ như lần trước nữa. Theo đó, kết quả chỉ có 2% người Mỹ còn ngờ vực về cuộc tàn sát hàng loạt đó.

Các cuộc điều tra, khảo sát có thể cung cấp thông tin quan trọng về niềm tin của công chúng nhưng chúng phải được thực hiên dựa trên các phương pháp đúng đắn, cơ sở vững chắc. Người tiêu dùng nên tìm kiếm thông tin về giá cả mẫu, tức là dù mẫu nghiên cứu được chọn theo một cách ngẫu nhiên hay xác định hay bất cứ cách nào khác thì mẫu đó cũng phải mang tính chất tiêu biểu, đại diện. Tuy nhiên để tiến hành điều tra một cách khoa học và chính xác lại không hề đơn giản chút nào.

Nghiên cứu có đúng phương pháp? (Ảnh : mastersofmedia.hum.uva.nl)
G2V Star (Theo LiveScience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video