Những khả năng vô hạn của thiết bị điện tử gắn trên người

Benoît Lessard và nhóm nghiên cứu của mình đang phát triển các công nghệ chứa carbon có thể dẫn tới việc cải thiện sự hiển thị trên điện thoại một cách linh hoạt hơn, khiến “làn da” của robot thêm nhạy cảm và cho phép các thiết bị điện tử gắn trên người có thể giám sát sức khỏe của các vận động viên theo thời gian thực.

Với sự hỗ trợ của Trung tâm máy gia tốc Canadian Light Source (CLS) tại trường đại học Saskatchewan (USask), một nhóm nghiên cứu Canada và các nhà khoa học quốc tế đã đánh giá cách cấu trúc màng mỏng tương quan như thế nào với hiệu suất của các transistor dạng màng mỏng hữu cơ.


Benoît Lessard trong phòng thí nghiệm. (Nguồn. Image courtesy Benoît Lessard).

Các thiết bị điện tử hữu cơ thường sử dụng các phân tử chứa carbon để tạo ra những thiết bị điện tử hiệu quả và linh hoạt. Sự hiển thị của các điện thoại thông minh là cơ sở của công nghệ LED hữu cơ, vốn có các phân tửu hữu cơ để phát xạ ánh sáng và những thứ khác để phản hồi lại hành xử chạm.

Để cải thiện công nghệ này, nhóm nghiên cứu của anh đang thực hiện thiết kế và xử lý phthalocyanines, các phân tử vẫn quen được sử dụng như các chất nhuộm và màu sắc.

“Các đặc điểm này khiến cho một phân tử sáng và có màu sắc, nó khiến chúng có khả năng hấp thụ và phát sáng một cách hiệu quả”, Lessard nói. “Một số điều mà chúng tôi muốn trong một chất nhuộm màu cũng tương tự như cách chúng tôi trông chờ vào hiển thị OLED”.

Phthalocyanines thường được sử dụng trong các máy photocopy kể từ những năm 1960. Sự đáp ứng của các phân tử cho việc sử dụng các thiết bị điện tử hữu cơ giúp giảm chi phí giá thành và khiến cho việc sản xuất các thiết bị đó thêm thiết thực, cho phép tăng cơ hội dùng chúng trong nhiều ứng dụng mới.


Trung tâm Máy gia tốc Canada là nơi giúp Lessard và cộng sự thực hiện nghiên cứu. (Nguồn: CLS).

“Máy tính mà chúng ta sử dụng có cả tỉ transistor nhưng nếu anh muốn có được da nhân tạo cho robotics hoặc các cảm biến mang theo người, anh cần phải có những thiết bị điện tử linh hoạt, có thể uốn cong được và cách tốt nhất để làm điều đó là tìm hiểu về hữu cơ”, Lessard nói.

Các công nghệ điện tử hữu cơ có thể được sử dụng trong da nhân tạo cho những nạn nhân bị bỏng hoặc da điện tử cho các robot. Các cảm biến hữu cơ có thể được tích hợp vào trang phục của vận động viên và có thể gửi thông tin về các huấn luyện viên của họ, những người có thể quan sát các mức độ mất nước của học trò bằng giám sát việc ra mồ hôi của họ.

“Những ứng dụng này là dạng mà anh có thể mơ đến”, Lessard nói.

Lessard đã sử dụng công nghệ này trong việc tạo ra các cảm biến có khả năng dò cannabinoids, các phân tử hoạt hóa nhất trong cần sa. Anh là đồng sáng lập một công ty spin-off mang tên Ekidna Sensing, vốn được phát triển các thử nghiệm nhanh cho việc sử dụng cần sa trên các công nghệ tương tự.

“Tất cả những gì chúng tôi đang nghiên cứu về máy gia tốc có thể giúp chúng tôi hướng về mục tiêu của một start-up”, Lessard cho biết.

Dù các công nghệ hàng đầu đã có sẵn nhưng chúng không đủ khả năng tiết lộ những gì diễn ra trong các dao diện, vốn chỉ có độ dày vài nano mét. Nhóm nghiên cứu của anh có thể không thể tạo ra dữ liệu cần thiết cho hiểu biết về cách hiệu suất của các transistor mà không có sự hỗ trợ của Trung tâm máy gia tốc CLS.

Cập nhật: 09/02/2021 Theo Tia sáng
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video