Hành trình đáng kinh ngạc của rùa biển

  •  
  • 1.339

Hành trình đáng kinh ngạc của một chú rùa xanh từ Indonesia đến vùng biển Úc giúp các nhà bảo tồn theo dấu lộ trình di trú của loài vật này đến bờ biển Kimberley-Pilbara – một trong những khu vực bờ biển khá nguyên thủy còn sót lại trên Trái Đất.

Ana, một con rùa xanh cái, được đánh dấu tại Indonesia vào tháng 11 trong dự án theo dõi loài rùa của WWF và Đại học Udayana tại Bali, Indonesia, và đã từ từ di chuyển từ bãi biển tại East Java, qua Ấn Độ Dương, đến những bờ biển tại Kimberley, Tây Úc.

Hành trình của cô rùa này, được kiểm soát trực tuyến, là minh chứng cho mối liên hệ sinh học giữa Indonesia và vùng bờ biển Tây Úc.

Gilly Llewellyn, người chỉ đạo chương trình của WWF, cho biết: “Hành trình của Ana là rất đặc biệt. Cô rùa này đã tiết lộ “đường cao tốc dưới biển” cho phép chúng ta hiểu rõ hơn cách xác định phương hướng của rùa biển cũng như làm nổi bật mới liên hệ sinh thái và tiến hóa giữa Indonesia và vùng bờ biển Kimberley-Pilbara của Úc”.

“Phát hiện mới này tỏ rõ giá trị tự nhiên của hệ sinh thái biển Kimberley và mối liên hệ của nó đối với Tam giác Coral đến phái Bắc – trung tâm của đa dạng sinh học của thế giới và nơi giao cắt của những lộ trình di trú đồng thời là nơi sinh đẻ của cá voi, rùa, cá heo và các loài vật biển quan trọng khác”.

 

Rùa xanh đang bơi. Hành trình đáng kinh ngạc của một chú rùa xanh từ Indonesia đến vùng biển Úc giúp các nhà bảo tồn theo dấu lộ trình di trú của loài vật này đến bờ biển Kimberley-Pilbara – một trong những khu vực bờ biển khá nguyên thủy còn sót lại trên Trái Đất. (Ảnh: iStockphoto)

Tam giác Coral mở rộng đến Indonesia, Malaysia, Philippines, Quần đảo Solomon và Timor Leste, và là môi trường sống thiết yếu đối với 6 trong 7 loài rùa biển trên toàn thế giới, bao gồm rùa xanh, đồi mồi, rùa carreta, rùa olive ridley, rùa luýt.

Tất cả những loài rùa này đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng do ô nhiễm, đánh bắt sử dụng lưới vét vô tình bắt được rùa biển, và buôn bán trái phép trứng rùa, thịt, mai và da rùa.

“Những vùng biển nhiệt đới của Tam giác Coral mang ý nghĩa rất quan trọng. Những nhà hoạch địch chính sách cần quan tâm đến việc bảo vệ những vùng biển này cùng với hàng triệu sinh vật biển sống dựa vào dải sân hô ngầm trên khu vực này”.

Chương trình tam giác Coral của WWF hiện dang được triển khai để đảm bảo cho đời sống hoang dã của khu vực khi đối mặt với những nguy cơ đến từ con người tại Ấn Độ dương và Đại Tây Dương bao gồm ô nhiễm và lạm dụng đánh bắt.

Nỗ lực bảo tồn đời sống biển của WWF trong khu vực bao gồm việc phát triển mạng lưới Khu vực biển được bảo tồn (MPAs) để bảo vệ và bảo tồn đời sống hoang dã dưới biển, và để đảm bảo việc đánh bắt cá được thực hiện theo một cách hợp lý. Quá trình này cũng cố gắng giảm thiểu những động vật biển bị bắt một cách vô tình, đặc biệt là rùa biển.

“Trên toàn thế giới, hàng trăm nghìn rùa biển bị bắt hàng năm trong những mũi câu chùm, lưới vét của hoạt động đánh bắt cá, trong khi trên đến liền những bãi biển đẻ trứng của chúng đang bị thu hẹp do phát triển công nghiệp, sự xâm chiếm của con người và thay đổi thời tiết”.

“Hành trình của Ana đã cho chúng ta thấy những khu vực chúng ta cần tập trung vào. Chúng ta cần tìm hiểu đời sống bí ẩn của những loài vật như rùa, để từ đó có thể thiết kết mạng lưới khu vực được bảo vệ nhằm bảo tồn đời sống động vật và thực vật dưới biển”.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 1.339