Những loài vật hợp tác với con người để kiếm ăn

Con người đã hợp tác với động vật hoang dã trong suốt lịch sử tiến hóa, hình thành quan hệ có lợi đôi bên mà các nhà sinh vật học gọi là hỗ sinh.

Một quan hệ hợp tác giữa con người và động vật thu hút nhiều sự chú ý gần đây nằm ở Brazil, khi các như dân kéo lưới đầy cá với sự hỗ trợ của cá heo mũi chai địa phương (Tursiops truncatus gephyreus). Quan hệ hợp tác này bắt đầu hơn một thế kỷ trước, có thể khi ngư dân lần đầu tiên nhận thấy sự hiện diện của cá heo là gợi ý có cá ẩn dưới mặt nước bùn, theo Mauricio Cantor, nhà sinh thái học hành vi ở Viện động vật biển có vú thuộc Đại học Oregon.


Cá heo giúp ngư dân lùa cá đối vào lưới. (Ảnh: Mauricio Cantor).

"Cá heo thực sự rất giỏi phát hiện cá và lùa chúng vào bờ", Cantor nói. "Ngư dân cũng rất giỏi bắt cá bằng lưới. Khi phần lớn cá đã rơi vào lưới, những con cá heo sẽ kéo ra vài con cho riêng chúng".

Trong nghiên cứu công bố hôm 30/1 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, Cantor và cộng sự sử dụng dữ liệu lâu năm để chứng minh cá heo và ngư dân đáp lại tín hiệu của nhau. Nếu không có kinh nghiệm phản ứng kịp thời, quá trình có thể thất bại. Đây là một phần quan trọng trong nhận dạng văn hóa của cả ngư dân và cá heo, nhưng nhóm nghiên cứu cho biết tập tục đang suy giảm. Sau đây là một số ví dụ khác về quan hệ hợp tác giữa người và vật.

Con người hợp tác với cá voi sát thủ để săn cá voi ở đông nam Australia

Cá heo mũi chai không phải loài cá heo duy nhất con người hình thành hợp tác có lợi. Vào thế kỷ 19, một số thợ săn bắt đầu kết hợp với đàn cá voi sát thủ (Orcinus orca) để bắt những con cá voi lớn. Ở vịnh Twofold phía đông nam Australia, một số con cá voi sát thủ sẽ làm cá voi kiệt sức, trong khi những con khác báo động cho đội thợ săn biết chúng tìm thấy con mồi.

Khi thợ săn tới nơi và bắt cá voi bằng lao móc, họ để cá voi sát thủ ăn lưỡi trước khi kéo phần xác còn lại về. Trong khi cá heo và ngư dân ở Brazil bắt cùng loại cá là những đàn cá đối di cư (Mugil liza), cá voi sát thủ và thợ săn cá voi lại theo đuổi các bộ phận khác nhau.

Chim dẫn người đến lấy mật ong ở châu Phi


Chim sẻ Indicator indicator thường dẫn người dân châu Phi đến chỗ tổ ong. (Ảnh: Wikimedia).

Đó là trường hợp của chim sẻ greater honeyguide (Indicator indicator), loài chim được đặt tên theo đặc điểm nổi tiếng nhất của chúng. Sống ở vùng cận Sahara, châu Phi, loài chim sẻ này hợp tác với thợ lấy mật ong ở địa phương để tiếp cận nguồn sáp ong ngon bổ. Giống như con người, chúng không muốn bị ong đốt. Vì vậy, I. indicator sẽ kêu để báo cho con người đi theo đến chỗ tổ ong lấy mật.

Tương tự trường hợp cá voi sát thủ, con người muốn lấy mật ong trong khi chim sẻ muốn sáp ong. Chúng hữu ích tới mức người Borana ở Đông Phi thổi một chiếc còi đặc biệt gọi là "fuulido" để triệu hồi chim sẻ khi chuẩn bị săn tìm mật ong. Quan hệ với chim sẻ I. indicator trở thành phần quan trọng trong nhiều nền văn hóa châu Phi.

Chó sói và con người cùng hợp tác đi săn

Những người dân bản xứ ở Bắc Mỹ từng hợp tác với sói xám (Canis lupus) để săn động vật lớn như nai sừng tấm và voi ma mút. Chó sói sẽ rượt đuổi con mồi cho đến khi chúng kiệt sức, khi đó con người sẽ giết mồi săn. Do con mồi quá lớn (giống như đàn cá đối), người và sói có thể chia sẻ bữa ăn. Dù quan hệ này không còn tồn tại nữa, nhiều bộ lạc vẫn có tập tục để lại một ít thịt cho chó sói sau khi đi săn.

Cập nhật: 12/02/2023 VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video