Những món bánh truyền thống dịp đầu năm của các nước châu Á

Tết là một dịp lễ quan trọng đối với nhiều quốc gia châu Á. Mỗi nơi có những món ăn truyền thống độc đáo riêng và mang ý nghĩa cho ước nguyện một năm mới viên mãn và hạnh phúc.


Bánh chưng, Việt Nam l
à linh hồn của mâm cỗ trong ngày Tết Nguyên đán. Nguyên liệu chủ yếu của bánh chưng bao gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong, sau đó được luộc trong 10 tiếng. Trong lúc chờ bánh chín, các thành viên trong gia đình thường ngồi quây quần, tâm sự cùng nhau. Cũng vì vậy, món bánh này là biểu tượng cho sự đoàn viên, sum vầy của người dân Việt Nam trong mỗi dịp tết đến xuân về. (Ảnh: Lê Huy Hoàng Mai).


Bánh niên cao, Trung Quốc
: Bánh niên cao là món bánh nổi tiếng nhất trong ngày Tết của Trung Quốc. Theo quan niệm xưa, chữ “gāo” trong “niángāo” đồng âm với chữ cao. Vì thế, người Trung Quốc ăn niên cao trong dịp đầu năm với hy vọng năm mới cao hơn năm cũ, ngụ ý cho sự thịnh vượng. Ngoài ra, chiếc bánh hình tròn còn là biểu tượng của sự đoàn viên, sum vầy. (Ảnh: Foodpanda).


Bánh tang yuan (bánh trôi tàu), Singapore
: Người Singapore thường ăn bánh tang yuan vào dịp năm mới với ý nghĩa đoàn viên, sum họp. Vào dịp này, ngoài những món ăn như yusheng (cá sống), chang shou mian (mỳ trường thọ), pencai (món hầm)... bất cứ gia đình nào cũng sẽ làm món bánh tang yuan. Món bánh này tương tự như chè trôi nước, được làm từ bột gạo nếp với nhân đậu đỏ, mè đen hoặc đậu phộng. (Ảnh: BAKE WITH PAWS).


Bánh buuz, Mông Cổ:
Tsagaan Sar hay Tết Tháng Trắng là tên gọi của dịp Tết cổ truyền ở Mông Cổ. Đây là dịp tụ họp và cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống, đặc biệt là món bánh buuz. Món bánh này có hình dạng gần giống bánh bao. Vỏ bánh được làm bằng bột mì, phần nhân có nguyên liệu chính là thịt cừu băm nhuyễn trộn hành tây. Ảnh: Gastronómadas.


Bánh tteok, Hàn Quốc
là món ăn đặc trưng của ẩm thực Hàn Quốc. Bánh được làm từ gạo nếp sau đó được hấp chín. Người Hàn Quốc quan niệm rằng màu trắng của bánh gạo có ý nghĩa làm sạch cơ thể và tâm trí. Do đó, người dân xứ sở kim chi ăn bánh tteok dịp năm mới ngụ ý rũ bỏ những điều không tốt và bắt đầu cuộc sống mới hoàn hảo hơn. Bánh có nhiều cách chế biến tùy vào khẩu vị và đặc trưng từng vùng miền. (Ảnh: Masterclass).


Bánh khapzey, Bhutan
: Tết cổ truyền của Bhutan được gọi là Losar với nhiều phong tục và món ăn truyền thống độc đáo. Khabzey là một loại bánh quy chiên ngọt, bánh được tạo thành nhiều hình dạng độc đáo khác nhau như hình hoa, hình xoắn... Món bánh này thường được người dân Bhutan thưởng thức cùng trà bơ nóng trong dịp lễ đầu năm mới. (Ảnh: Barefoot in Jandals).


Bánh mochi, Nhật Bản
: Vào dịp Tết, bánh mochi là món ăn không thể thiếu trong các gia đình Nhật Bản. Món bánh này được làm từ bột gạo, nhân có nhiều hương vị khác nhau như trà xanh, đậu đỏ... Theo quan niệm của người Nhật, hạt gạo là tinh hoa của đất trời, nguồn cội của sự sống. Vì vậy, trong năm mới, người Nhật ăn bánh mochi với ước nguyện một cuộc sống nhiều may mắn, đủ đầy, dồi dào sức khỏe và trường thọ. (Ảnh: Bokksu).

Cập nhật: 23/01/2023 Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video