Rác của năm trước có thể trở thành một mẫu nhà cho năm sau nhờ vào phát minh loại vật liệu xây dựng mới được làm hoàn toàn từ sản phẩm phế thải.
Kỹ sư John Forth đại học Leeds Anh quốc là người tạo ra “Bitublocks,” - khối kết dính bitum được làm từ thủy tinh tái chế, nước thải, tro thải ra từ lò thiêu, phế phấm từ tinh chế kim loại và bụi tro nhiên liệu ở trạm năng lượng.
Kỹ sư Forth cho biết khối kết dính bitum sử dụng đến 100 % nguyên liệu phế thải có thể làm giảm được lượng rác tràn ngập và đây là lần đâu tiến nó được dùng trong công nghiệp xây dựng. Và phát minh này hy vọng sẽ cách mạng hóa ngành xây dựng bằng việc cung cấp những khối bê tông có khả năng chông đỡ và năng lượng thấp.
(Ảnh: MSN) |
Bitum là một loại hợp chất nhão dùng để rải đường, nó có tác dụng kết dính những chất phế thải với nhau trước khi chúng được làm rắn thành những khối cứng chắc trong khuôn. Khối này sau đó được xử lý nhiệt làm cho bitum trở nên cứng chắc như bê tông.
Chúng ta có thể dùng cho những khối này bằng cách tận dụng tỷ lệ cao bitum trong phế phẩm hơn là sử dụng xi măng hay đất sét để kết dính vật liệu, và chúng ta sẽ phải mất hàng triệu pound thủy tinh vụn và tro hỏa tang để chế tạo chúng.
Hiện tại cũng có những kế hoạch phát triển các khối “Vegeblock” từ việc sử dụng dầu thực vật bỏ đi.
Ánh Phượng