Những người sống không cần... não

Lịch sử y học từng xác nhận hàng trăm người sống với cái đầu rỗng tuếch theo đúng nghĩa đen. Họ không có não bộ hoặc não đã bị hủy hoại hoàn toàn, nhưng vẫn sống và làm việc như người thường.

Tạp chí Lancet của Pháp mới đây đăng tải một trường hợp kỳ lạ: Bác sĩ Lionel Feullet ở Bệnh viện Timone (Marseille) vô cùng kinh ngạc khi phát hiện một người đàn ông 44 tuổi đang sống bình thường như bao người khác với một bộ não nhỏ đến độ như là không có. Người đàn ông đã có gia đình và hai con này nhập viện vì cảm thấy chân trái bị yếu. Sau khi chụp CT và MRI, bác sĩ thấy não thất của ông nở rộng, trong khi não, tức chất xám và chất trắng, thì lại chẳng thấy đâu.

Bệnh nhân có tiền sử tràn dịch não từ khi được 6 tháng tuổi. Như vậy, có thể trong một thời gian rất dài, người này đã sống với cái đầu rỗng tuếch. Bác sĩ Feuillet nói: "Sự thiếu hụt bộ não đã không hề cản trở sự phát triển của ông ta!".

(Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống)
Điều khiến người ta chú ý là những trường hợp kỳ lạ tương tự như trên không phải quá hiếm. Năm 1935, trong quá trình trị liệu cho một sinh viên khoa toán Đại học Sheffield hay bị ốm vặt, giáo sư Lorber phát hiện thấy cậu hoàn toàn không có não khi chụp CAT - scan. Lẽ ra hai bán cầu não phải lấp đầy hộp sọ với độ sâu 4,5 cm nhưng sinh viên này chỉ có chưa đầy 1 mm mô não phủ trên đỉnh cột sống. Không hiểu bằng cách nào mà cậu vẫn sống bình thường, chỉ số IQ là 126, học lực còn rất xuất sắc, từng đạt học vị danh dự ngành toán học. Năm 1970, người thanh niên này chết ở tuổi 35. Khi mổ tử thi, một lần nữa các bác sĩ đã chứng thực việc cậu không hề có não.

Giáo sư Lorber cho biết, ông đã gặp không ít trường hợp người không có bán cầu não mà vẫn thông thái như thường. Ở một số người, tuy não bộ thuộc dạng "không tìm thấy" nhưng chỉ số IQ của họ vẫn đạt 120.

Một số người khác vẫn sống ngay cả khi não bị tổn thương nghiêm trọng, điều tưởng như "chỉ có trong phim". Theo các tài liệu còn lưu trữ, vào năm 1636, vua Ludwig của Bavaria ra lệnh xử trảm Dietze von Schaumburg cùng 4 đồng phạm vì âm mưu nổi loạn. Theo phong cách hiệp sĩ, vua cho Dietze một ước nguyện cuối cùng. Thật ngạc nhiên, Dietze yêu cầu toàn bộ tử tù xếp thành hàng, mỗi người cách nhau 8 bước và xin được chết đầu tiên. Dietze khẳng định dù không còn đầu, ông vẫn có thể chạy qua mặt những tử tù kia, và nếu làm được như thế thì xin nhà vua hãy tha mạng cho các chiến hữu còn lại.

Nhà vua đồng ý. Dietze quỳ xuống và đưa đầu lên thớt. Sau khi đầu rơi, Dietze vùng đứng dậy và chạy trước sự sững sờ, khiếp sợ của các tử tù. Dietze chỉ gục ngã khi chạy qua người cuối cùng trong hàng. Nhà vua thực hiện lời hứa, tha chết cho những người còn lại.

Tạp chí y học New York (Mỹ) xuất bản năm 1888 cũng đã mô tả câu chuyện kỳ lạ xảy ra với một thủy thủ lái tàu trên sông. Người này trèo lên cột buồm để buộc lại dây chằng, không để ý rằng tàu sắp lướt qua gầm cầu. Thanh gầm cầu sắc như dao đã xén đứt 5-6 cm phần đầu phía trên của người thủy thủ. Anh ta được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Điều kỳ diệu là, trong khi các bác sĩ đã hết hy vọng thì bỗng nhiên anh ta mở mắt, hỏi chuyện gì đã xảy ra. Sau đó, anh rời bàn mổ và đòi quay về tàu để làm việc. Quá kinh ngạc, các bác sĩ đã quyết định ghép lại phần đầu bị cắt đứt cho anh ta mặc cho bộ não đã bị tổn thương nghiêm trọng.

Sau 2 tháng điều trị, chàng thủy thủ cảm thấy bình phục hoàn toàn và trở lại tàu làm việc. Dường như cái đầu đã mất gần hết não không hề ảnh hưởng đến công việc của anh. Thỉnh thoảng, anh chỉ cảm thấy choáng váng nhẹ, còn bình thường thì hoàn toàn khỏe mạnh. Mãi đến 26 năm sau ngày bị tai nạn, anh mới bị liệt tay và chân trái.

Vì sao một số người không có não hay bất ngờ mất não vẫn sống như người bình thường trong một thời gian dài? Phải chăng cơ thể họ đã được điều khiển bằng một hệ thống khác? Có không ít cách lý giải về những trường hợp kỳ lạ này.

Một giả thuyết cho rằng trong não bộ bình thường có một lượng chức năng "dự phòng" lớn tới mức, chỉ cần một vài tế bào còn sót lại cũng có thể giúp con người thực hiện toàn bộ chức năng thay cho cả hai bán cầu não bị thiếu hụt. Một giả thuyết khác tương tự cho rằng, con người chỉ sử dụng một phần rất nhỏ não bộ - có lẽ vào khoảng 10%.

Theo một số nhà khoa học, cơ thể con người có hai hệ thống điều khiển. Một hệ thống gồm bộ não, hệ thần kinh (sử dụng tế bào thần kinh để truyền dữ liệu). Hệ thống kia dựa vào tuyến nội tiết, sử dụng hoóc môn hay chất sinh học đặc biệt để truyền thông tin khắp cơ thể.

Những người theo chủ nghĩa duy tâm thì tin rằng bên cạnh ý thức, con người còn có linh hồn. Đó chính là một kiểu "kho lưu trữ" chứa chương trình đảm trách các chức năng của cơ thể, từ hoạt động hệ thần kinh tới những quá trình khác nhau trong tế bào. Phân tử AND nắm giữ thông tin tạo ra chương trình này. Ý thức chỉ là kết quả hoạt động của chương trình đó, hay nói cách khác, là sự làm việc phức tạp của linh hồn. Rất nhiều biểu hiện liên quan đến khái niệm linh hồn đã được phản ánh và hiện tượng người không có não hay mất não mà vẫn sống là một thí dụ.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống, Pravda
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video