Thời xưa, khoa học kĩ thuật chưa phát triển, yếu tố tâm linh vẫn được con người tin tưởng hơn từ đó dẫn tới những quan niệm sai lầm về sức khỏe phụ nữ.
1. Kinh nguyệt phụ nữ là thứ cực kỳ nguy hiểm
Trong thời kỳ La Mã cổ đại, nhà triết học và tự nhiên học Pliny the Elder đã biên soạn một cuốn sách bách khoa toàn thư có tựa đề Natural History, trong đó đã ghi lại những lời “cáo buộc” về kinh nguyệt phụ nữ.
Thời kỳ đó, mọi người tin rằng kinh nguyệt phụ nữ rất đáng sợ, đi tới đâu sẽ gieo rắc tai ương, sắt thép bị han rỉ, khiến chó bị dại và giết chết được cả một bầy ong. Thậm chí, người xưa còn tin rằng máu kinh của phụ nữ có thể đẩy lùi cả một cơn bão tố.
2. Phụ nữ không có ham muốn tình dục
Theo quan điểm xưa, chỉ có đàn ông mới được thưởng thức cảm giác ham muốn còn phụ nữ thì không có.
Theo quan điểm xưa, tình dục là một điều cấm kỵ và chỉ có đàn ông mới được thưởng thức cảm giác ham muốn còn phụ nữ thì không có.
Vì thế bất cứ người phụ nữ nào có những suy nghĩ về “chuyện tế nhị” này hay bị ra khí hư nhiều sẽ đều cho rằng mình mắc bệnh và tìm đến bác sĩ để chữa trị.
Một quan niệm sai lầm khác về tình dục của phụ nữ do nhà hiền triết Galen đề ra cũng đã tồn tại một khoảng thời gian rất dài rằng phụ nữ sẽ sản sinh ra các “hạt giống” khi cực khoái sau đó mới có thể thụ thai và sinh con. Do đó nếu phụ nữ bị cưỡng bức sẽ không thể sản sinh ra hạt giống này và không thể có con.
3. Đi học sẽ gây vô sinh
Có một thời gian, người ta cho rằng phụ nữ đọc sách quá nhiều sẽ bị vô sinh.
Đã từng có một thời kỳ người ta cho rằng phụ nữ đọc sách quá nhiều sẽ bị vô sinh. Lý thuyết này được phổ biến rộng rãi bởi một vị giáo sư tên Edward H. Clarke, ông cho rằng phụ nữ học tập hoặc đọc sách quá nhiều sẽ khó có thể sinh con.
Clarke khuyến cáo các cô gái trẻ không nên đi học để tránh tổn hại sức khỏe và khiến họ vô sinh.
Rất may khi sau này những người phụ nữ được giáo đục đàng hoàng đã tự mình dẹp bỏ lý thuyết của Clarke và chứng minh việc đi học và khả năng sinh sản của phụ nữ không liên quan tới nhau.
4. Ngủ với trinh nữ sẽ chữa được bách bệnh, kể cả HIV
Đã từng có một thời gian dài nhiều người tin rằng việc ngủ với cô gái còn trong trắng sẽ chữa được rất nhiều bệnh.
Vào thế kỷ XX, người dân Anh và Mỹ đã nghĩ ngủ với một trinh nữ trẻ sẽ chữa được bệnh giang mai và các bệnh hoa liễu khác. Họ cho rằng sự trong sáng của trinh nữ bằng cách nào đó có những đặc tính phục hồi và sẽ chuyển bệnh từ người họ sang cô gái.
Thậm chí những người đàn ông mắc bệnh AIDS ở vùng cận Sahara của Châu Phi và một số vùng ở Ấn Độ, Thái Lan cũng tin vào khả năng chữa bệnh thần kỳ của những phụ nữ trẻ còn trinh.
Trong Kinh Thánh cũng đã nhắc tới câu chuyện về vua David do quá lo lắng cho sức khỏe tuổi già nên đã ngủ với một cô gái xinh đẹp còn trinh tên Abishag. Dựa vào câu chuyện này, khái niệm shunamitism ra đời, ám chỉ việc những người đàn ông lớn tuổi ngủ cùng những cô gái trẻ và còn trinh với mong muốn "hồi xuân".
Shunamitism sau đó đã dần trở nên phổ biến ở khá nhiều nền văn hóa. Tại thế kỉ IV, một bác sĩ còn cho rằng trinh nữ có khả năng chữa lành chứng rối loạn dạ dày.
5. Âm đạo nằm ngang
Đã từng có tin đồn rằng, phụ nữ Châu Á – điển hình là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, có âm đạo… nằm ngang.
Phụ nữ châu Á không phải là trường hợp duy nhất phải chịu đựng quan niệm sai lầm này.
Trong một ghi chép vào năm 1816, nhà tự nhiên học người Pháp, George Cuvier đã cho rằng bộ phận sinh dục của phụ nữ khác nhau theo từng vùng trên thế giới, và đặc biệt âm đạo của phụ nữ Trung Quốc còn nằm ngang.
Đến thập niên 1880, JW Buel, tác giả đã dành nhiều năm nghiên cứu về phụ nữ Trung Quốc kết luận, phụ nữ Trung Hoa cũng có có đặc điểm giải phẫu bình thường như mọi người khác trên thế giới.
Tuy nhiên, trong chiến tranh thế giới thứ II và chiến tranh Triều Tiên, huyền thoại “âm đạo ngang” lại một lần nữa nổi lên do các binh lính Mỹ “chém gió” khi về nước.
Phụ nữ châu Á không phải là trường hợp duy nhất phải chịu đựng quan niệm sai lầm này. Trong thời kì bài trừ Do Thái tại châu Âu, người ta tin rằng, phụ nữ Do Thái có âm đạo nằm ngang và thời gian thai nghén chỉ kéo dài 6 tháng.
6. Phụ nữ ít răng hơn đàn ông
Quan niệm xưa cho rằng, phụ nữ là một phiên bản "không đầy đủ" của một người đàn ông, và thậm chí còn có ít răng hơn nam giới.
Nhà triết học và nhà khoa học Hy Lạp cổ đại, Aristotle tuy rất nổi tiếng và có ảnh hưởng không nhỏ tới triết học phương Tây nhưng những quan điểm của ông về phụ nữ cũng không tránh khỏi những sai lầm.
Aristotle tin rằng phụ nữ là một phiên bản "không đầy đủ" của một người đàn ông, và thậm chí còn có ít răng hơn so với nam giới.
Theo hệ thống phân cấp xã hội của Aristotle, phụ nữ được xếp hạng cao hơn nô lệ, nhưng dưới đàn ông. Trong chính trị, nhà triết học đã lập luận rằng đàn ông là cấp trên vì họ có "trí tuệ trọn vẹn" còn phụ nữ phải phục vụ đàn ông vì họ kém về mặt thể chất và trí tuệ.