Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ

  •   3,812
  • 23.113

Cùng vạch trần những quan niệm tâm lý không chính xác nhưng nhiều người luôn cho là đúng.

>>> Sự thật khoa học về các quan niệm sai lầm ai ai cũng tin
>>> 3 quan niệm sai lầm trong ăn uống nhiều người mắc phải

Đôi khi bạn nghĩ việc đá vu vơ một cái lon nước ngọt sẽ giúp bạn nguôi ngoai cơn giận, hay việc tồn tại một chiếc máy thần kỳ có thể phát hiện 100% các trường hợp nói dối… đó chỉ là một trong số những quan niệm sai lầm về tâm lý học mà ít người có thể nhận ra.

Hãy cùng khám phá tuyển tập 4 quan niệm tâm lý sai lầm mà ai cũng tin "sái cổ" để tìm hiểu thêm về vấn đề này.

1. Trút cơn giận bằng cách đập phá

Mỗi khi bạn tức giận, người thân hay bạn bè thường đưa ra lời khuyên: "Đơn giản thôi, tìm thứ gì đó để trút giận là mọi chuyện được giải quyết mà!"...

Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ

Tuy nhiên, những người đưa ra lời khuyên trên đâu biết rằng, việc xả cơn giận không đúng cách sẽ gây ra hiệu ứng trái ngược với mong đợi.

Chẳng hạn, nếu đập phá đồ đạc, bạn sẽ không cảm thấy khá hơn mà trái lại cơn giận cứ lớn dần thêm.

Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ
Trút giận vào những đồ vật khác không phải là cách tốt

Nhận định trên được phần đông giới khoa học ủng hộ và kiểm chứng. Các nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng, con người có xu hướng lặp lại những hành động mà họ nghĩ là tốt bất chấp bản chất của chúng.

Vì vậy, nếu tin rằng việc đập phá giúp xả stress, bạn sẽ dễ lặp đi lặp lại việc làm ấy một cách thường xuyên hơn. Và trong thực tế, đó là điều vô cùng tai hại.

Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ

Việc đập phá mọi thứ đồng nghĩa với bạn đang làm hỏng đồ đạc của mình, trong khi vấn đề gây nên tức giận lại chưa được giải quyết. Đó là lý do khiến cho bạn không thể thấy nguôi giận, ngược lại còn cảm thấy khó chịu hơn.

Lời khuyên được các chuyên gia tâm lý đưa ra, đó là hãy hít thở thật sâu ngay khi cảm thấy tức giận. Hành động này chỉ tiêu tốn 5 - 10 giây nhưng có tác dụng lớn trong việc kiềm chế cảm xúc, nhất là sự tức giận của bản thân.

Sau đó, bạn hoàn toàn có thể tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp những vấn đề đang gặp phải.

Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ
Hãy một hơi thật sâu và bạn sẽ thấy mọi chuyện đều rất đơn giản!

2. “Chỉ cần tin vào chính mình, bạn sẽ thành công”

Sự tự tin luôn là điều mà chúng ta được học trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ được bản chất của khái niệm này. Rất nhiều người cho rằng, chỉ cần có tự tin là mọi thứ tốt đẹp sẽ tự đến với bản thân.

Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ

Nhưng mọi thứ không đơn giản như vậy. Các chuyên gia tâm lý chứng minh rằng, chỉ khi con người đã thành công, họ mới cảm thấy tự tin thực sự.

Tuy nhiên, phần lớn những người này lại truyền đạt kinh nghiệm cho người khác rằng tự tin là bí quyết thành công. Đây là sự nhầm lẫn nghiêm trọng về vai trò của sự tự tin.

Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ
Tự tin thực sự chỉ giúp ích khi bạn chuẩn bị những hành trang thật vững vàng

Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở tầng lớp thanh thiếu niên. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những thiếu niên có xu hướng xem tự tin là chìa khóa của thành công luôn tỏ ra kiêu ngạo và khá hung hăng với người khác. Họ thường đánh giá cao bản thân quá mức so với trình độ và khả năng thực tế.

Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ
Việc tự đánh giá bản thân quá cao...

Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ
...chỉ biến bạn thành những đứa trẻ ảo tưởng sức mạnh mà thôi!

3. Máy kiểm tra nói dối phát hiện được người lừa đảo

Trong một số bộ phim hay truyện ngắn trinh thám, bạn luôn thấy có sự xuất hiện của một thiết bị có tên “Máy phát hiện nói dối”.

Thiết bị này cho phép cảnh sát thẩm vấn nghi phạm dễ dàng hơn bởi các nghi phạm dù có thể đánh lừa điều tra viên nhưng không thể vượt qua chiếc máy thần kỳ này.

Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ

Tuy nhiên, thiết bị phát hiện nói dối thực sự không “bá đạo” như những lời đồn. Trên thực tế, nó không thể cảm nhận được sự dối trá qua lời nói.

Một nghiên cứu năm 2003 của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ thậm chí còn chỉ ra rằng, máy phát hiện nói dối không hề tốt như mọi người tưởng tượng.

Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ

Cơ chế vận hành của chiếc máy này chỉ đơn giản là đánh giá lời nói của một người dựa trên những thông số về nhịp tim, huyết áp, độ giãn nở đồng tử… Nói cách khác, chúng sẽ chỉ có tác dụng với những người tâm lý không vững vàng.

Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ
Máy phát hiện nói dối có lẽ chỉ dọa được những người... chuyên nói thật

Trong thực tế, những kẻ lừa đảo với thần kinh thép hoàn toàn có thể dễ dàng vượt qua bài kiểm tra do cỗ máy này tạo nên, nghiễm nhiên thoát khỏi sự kiểm soát của pháp luật.

Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ
...còn với những chuyên gia "troll", mọi bài kiểm tra nói dối có lẽ sẽ trở nên vô nghĩa.

4. Nam giới ưa lòe loẹt là người thuộc LGBT

Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp những anh chàng với phong cách ăn mặc kì lạ: quần skinny, ăn mặc nhiều màu sắc, cử chỉ, điệu bộ không được mạnh mẽ… Rơi vào hoàn cảnh ấy, rất nhiều người vội vàng kết luận, anh chàng đó thuộc LGBT (người đồng tính, song tính và hoán tính/chuyển giới).

Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ

Đây là một quan niệm xã hội hoàn toàn sai lầm. Ngay từ năm 1996, một nghiên cứu tiến hành trên 64 sinh viên nam (35 người trong đó được cho là LGBT vì ăn mặc lòe loẹt) đã chứng minh điều ngược lại.

Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ
Những người đàn ông Scotland có tục lệ mặc váy, nhưng họ vẫn rất "chuẩn men".

Qua khảo sát, các chuyên gia chứng minh rằng phần lớn trong số 35 sinh viên kia có quan niệm về tình yêu và xu hướng tình dục bình thường như những sinh viên nam khác.

Điều đó chứng tỏ, ăn mặc lòe loẹt, sặc sỡ không đồng nghĩa rằng người đó có phải người LGBT hay không.

Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ
Với bộ trang phục nhiều màu thế này, siêu nhân cũng có nguy cơ bị nghi ngờ về giới tính thật.

Các nhà khoa học gọi hiện tượng nêu trên là “chứng sợ đồng tính” (homophobia) vốn tồn tại ở nhiều cộng đồng và xã hội khác nhau. Chính những quan niệm sai lầm về LGBT khiến nhiều người đồng nhất vẻ bề ngoài với xu hướng giới tính, từ đó đưa ra nhận định phiến diện và quy kết với người khác.

Cập nhật: 13/09/2017 Theo Mask, Cracked, Emotionalcompetency, Wikipedia
  • 3,812
  • 23.113