Những sai lầm khi dùng nước đun sôi để nguội biến nó từ tốt trở thành “ổ bệnh”

Theo các chuyên gia y tế, uống nước đun sôi để nguội là biện pháp vệ sinh tốt cho sức khỏe nhưng nếu làm sai cách là đang nạp vi khuẩn vào người.

Dùng nước đun sôi để nguội thế nào cho đúng?

Loại nước được cho là vừa tốt vừa tiện lợi và chi phí thấp hiện nay với nhiều gia đình Việt Nam là nước đun sôi để nguội.


Chỉ nên uống nước đun sôi để nguội trong một ngày.

"Tuy nhiên, yêu cầu phải đun nước đủ thời gian, nhiệt độ và nguồn nước dùng để đun sôi là nước máy vì nước máy đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế. Nếu dùng nước giếng khoan hoặc nước sông suối, ao, hồ, hoặc nước có những chất độc hại cho cơ thể thì việc đun sôi nước không thể loại bỏ được các độc chất, kim loại nặng… trong nước mà chỉ tiêu diệt được các vi sinh vật có trong nước. Nước khi đun sôi 100 độ C vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt, đồng thời nước để nguội lâu ngày sẽ dễ bị tái nhiễm: bụi, vi sinh vật… môi trường không khí xung quanh”, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, Khoa Sức khỏe Môi trường & Sức khỏe Trường học, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM nói.

Ngoài ra, đun sôi nước để uống là điều cần thiết nhưng chỉ nên uống nước đun sôi để nguội trong một ngày, không nên để sang ngày hôm sau hoặc lâu hơn.

Nếu bạn làm điều này với nước cất và nước khử ion hoàn toàn tinh khiết thì sẽ không có điều gì xảy ra. Tuy nhiên, với nước bình thường hàng ngày thì nó có chứa các chất hòa tan. Điều này có nghĩa thành phần hóa học của nước sẽ thay đổi khi bạn đun sôi vì điều này sẽ loại bỏ các hợp chất dễ bay hơi cũng như khí hòa tan.

Trong đa phần các trường hợp thì việc đun sôi nước là tốt. Tuy nhiên, nếu đun nước quá lâu hoặc đun lại nước sôi để nguội thì có khả năng một số hóa chất không mong muốn sẽ có trong nó. Ví dụ các chất như nitrat, asen và florua sẽ trở nên đậm đặc hơn.

Có những lo ngại rằng việc đun lại nước sôi để nguội sẽ khiến khi sử dụng thì cơ thể sẽ bị ung thư. Điều này là không có cơ sở. Tuy nhiên, việc nấu lại nước đã đun sôi để nguội có khả năng khiến bạn có nguy cơ mắc một số bệnh, kể cả ung thư.

Bác sĩ Vân Anh cho biết, nước đun sôi để nguội trên 2 giờ đồng hồ thì vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại, sau 24 giờ thì lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều. Nếu cứ đổ lẫn giữa nước đun sôi mới vào nước đun sôi cũ với nhau hoặc để nguồn nước đun sôi để nguội lâu ngày, vô tình sẽ càng nhân số lượng vi khuẩn của nước tăng lên nhanh chóng và có thể gây hại cho cơ thể.

Cách bảo quản nước đun sôi để nguội

  • Nước đun sôi để nguội cần phải được đảm bảo trong khu vực sạch sẽ, dụng cụ chứa nước phải là những dụng cụ như thủy tinh, sành, sứ, nhựa nguyên sinh, kim loại có xuất xứ rõ ràng tránh sử dụng các loại nhựa tái sinh để chứa nước.
  • Tốt nhất nên bảo quản nước sôi để nguội trong bình kín, có vòi xả mỗi lần lấy nước.
  • Định kỳ vệ sinh, súc xả vật dụng chứa nước đun sôi để nguội hằng ngày.
  • Nước đun sôi để nguội nên uống hết trong vòng 24 giờ, tránh được tình trạng nước bị vi khuẩn tái nhiễm trở lại.
  • Đun nước yêu cầu phải đun đủ thời gian và nhiệt độ. Đun sôi phải đảm bảo đạt tới mức độ là sôi hoàn toàn ở 100ºC (212ºF) khi thấy hơi nước và dòng nước chuyển động không ngừng.

Top 4 loại nước hại sức khỏe không nên uống ngay sau khi thức dậy

Điều gì sẽ xảy ra nếu một con gà lao thẳng vào Trái đất với tốc độ gần 300.000km/giây?

Vì sao muối hồng Himalaya lại có giá đắt đỏ gấp 20 lần muối thường?

Cá nóc là gì và tại sao chúng có độc gây chết người?

Cập nhật: 01/12/2020 Theo khampha/vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video