Những sai lầm "ngớ ngẩn" của khoa học trong lịch sử

Những "nhầm nhọt" của các nhà khoa học trong lịch sử đã khiến nhân loại phần nào chịu nhiều thiệt hại to lớn...

Trong lịch sử nhân loại ghi nhận không ít lý thuyết sai lầm từ các nhà khoa học. Đa phần những sai sót được phát hiện ra ngay lập tức.

Nhưng có một số lý thuyết sai lầm phải mất một thời gian dài mới được con người nhận ra, nhưng lúc đó nó đã để lại những hậu quả đáng tiếc.

1. Gan là trung tâm hệ tuần hoàn

Hẳn ai trong chúng ta cũng biết tầm quan trọng của tim. Tim là trung tâm của hệ tuần hoàn và là nguồn sống của con người. Thế nhưng từ thời Hy Lạp cổ đại đến thế kỷ XVI, nhiều nhà khoa học vẫn cho rằng trung tâm của hệ tuần hoàn là gan.


Nhà triết học Galen cho rằng, gan mới là trung tâm của hệ tuần hoàn.

Sai lầm này xuất phát từ nhà sinh học Hy Lạp cổ đại Galen. Theo Galen, thức ăn đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành máu ở trong gan, sau đó từ gan, máu sẽ chuyển thành năng lượng của cơ thể.

Còn tim chỉ là một cơ quan phụ, phát ra những âm thanh thể hiện tiếng nói của lương tri con người.


Harvey đã phát hiện ra tim mới là bộ phận quan trọng nhất.

Quan niệm sai lầm này khiến cho việc phẫu thuật và chữa trị gặp rất nhiều khó khăn. Thế nhưng mãi tới năm 1628, lý thuyết này mới bị bác bỏ.

Khi đó, nhà khoa học William Harvey đã khám phá ra thực chất các cơ quan chính của hệ tuần hoàn là tim, phổi, động mạch và tĩnh mạch. Ông là người đầu tiên vẽ ra một cách chính xác và đầy đủ biểu đồ tuần hoàn máu, xóa bỏ hoàn toàn những lý thuyết sai lầm mà Galen để lại.

2. Trái đất nằm ở trung tâm vũ trụ

Ngày nay, chúng ta ai cũng biết Trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Nhưng cách đây cả ngàn năm, giả thuyết này được nêu ra và không ít người ủng hộ.

Nguyên nhân là do vào thời Hy Lạp cổ đại, học giả Ptolemy đã cho ra đời thuyết địa tâm. Trong đó lý thuyết này mô tả Trái đất hình cầu và nằm ở trung tâm vũ trụ.


Theo người châu Âu đầu thời cận đại, Trái đất mới là trung tâm của vũ trụ.

Các ngôi sao và các hành tinh được gắn trên các mặt cầu quay quanh Trái đất, với thứ tự từ trong ra ngoài là Mặt trăng, Mặt trời, Sao Kim, Sao Thủy, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ.

Lý thuyết sai lầm này tồn tại lâu dài đến tận thế kỷ XIV. Mãi đến khi nhà thiên văn học Copernicus công bố mô hình nhật tâm vào năm 1543, mọi người mới biết được chính xác vị trí của Trái đất và các hành tinh quay quanh Mặt trời.

Dù cho lúc bấy giờ, những lý giải của Copernicus đã không thể thuyết phục được giáo hội nhưng nó đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà thiên văn khác.

Mô hình này đã đánh dấu sự phát triển của thiên văn học hiện đại và khuyến khích các nhà khoa học và học giả có thái độ hoài nghi hơn với những giáo điều đã tồn tại từ trước.

3. Phẫu thuật không cần khử trùng

Có một sự thật là vào đầu thế kỷ XIX, các bác sĩ đã không hề rửa tay hay vệ sinh dụng cụ trước khi thực hiện một ca phẫu thuật.

Điều này dẫn đến tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ rất cao, vết thương nào cũng có màng mủ. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ đều đổ lỗi cho sự nhiễm trùng trên là do mất cân bằng của máu, đờm, mật vàng và mật đen.


Lister đã đưa ra phương pháp khử trùng cho phẫu thuật.

Mãi đến năm 1865, bác sĩ Lister của bệnh viện Hoàng gia Glasgow bắt đầu chú ý đến luận điểm của nhà khoa học Pasteur cho rằng, trong không khí có những mầm vi sinh vật - đây chính là nguyên nhân gây hiện tượng lên men và thối rữa.

Và thế là, Lister quyết định sử dụng phương pháp tẩy trùng bằng acid carbolic trong các trường hợp phẫu thuật. Ông tẩm acid carbolic vào các miếng gạc và băng kín vết thương lại, đồng thời thường xuyên thay gạc.


Mô hình khử trùng đầu tiên.

Sau một thời gian, bác sĩ ngạc nhiên nhận thấy vết thương trở nên khô bề mặt, không có chút mủ nào và liền sẹo rất nhanh. Từ đây, Lister cùng nhiều bác sĩ bắt đầu phổ biến rộng rãi ý tưởng làm sạch vết thương và sử dụng chất khử trùng.

4. DNA không hề quan trọng

DNA được phát hiện vào năm 1869 nhưng trong suốt một thời gian dài trước đó, vai trò của DNA đã bị các nhà khoa học bỏ quên.


Trước đây DNA bị coi là thiếu quan trọng với di truyền.

Ngay cả sau khi nhiều thí nghiệm vào giữa thế kỷ XX đã cung cấp bằng chứng cho thấy, DNA chính là nơi lưu trữ thông tin di truyền, quy định các tính trạng của con người và động vật nhưng nhiều nhà khoa học vẫn tin, protein mới chính là vật chất lưu trữ thông tin di truyền. Lý do họ đưa ra là DNA quá đơn giản để có thể lưu giữ được một lượng lớn thông tin.


Hình ảnh hai nhà nghiên cứu Watson và Crick công bố mô hình xoắn kép DNA.

Điều này chỉ kết thúc khi Watson và Crick công bố mô hình xoắn kép của DNA vào năm 1953. Mô hình này khiến cho các nhà sinh học bắt đầu hiểu làm thế nào một phân tử đơn giản như DNA lại có thể lưu trữ những thông tin di truyền lớn tới vậy.

5. Trái đất chỉ có 6.000 tuổi

Cách đây vài trăm năm, Kinh Thánh thực sự được coi là một công trình khoa học. Kinh Thánh được giảng dạy phổ biến ở các trường trung học, đại học ở châu Âu.


Kinh thánh được sử dụng để xác định tuổi của Trái đất vào trước thế kỷ XIX.

Do đó nhiều học giả đã dựa vào Kinh Thánh để giải thích các hiện tượng khoa học, điển hình là tuổi của Trái đất. Các nhà khoa học bấy giờ ước tính tuổi của Trái đất chỉ khoảng 6.000 năm.

Lý thuyết này chỉ bị bác bỏ vào thế kỷ XIX, các nhà địa chất bắt đầu đưa ra bằng chứng về quá trình thay đổi địa chất đã xảy ra có lịch sử kéo dài cả triệu năm.

Sự xuất hiện của phương pháp xác định niên đại bằng phóng xạ vào đầu thế kỷ XX cuối cùng đã chứng minh độ tuổi của Trái đất nằm trong một giá trị khổng lồ - khoảng 4,5 tỷ năm.

6. Thuyết nhiên tố và vật chất cháy

Thuyết nhiên tố là một lý thuyết khoa học đã lỗi thời được Johann Joachim Becher đưa ra lần đầu tiên vào năm 1667. Thuyết này cho rằng, ngoài những nguyên tố cổ điển của người Hy Lạp (lửa, nước, khí và đất) còn có một nguyên tố nữa tương tự như lửa có tên là "yếu tố cháy" (phlogiston).

Theo Becher, tất cả những vật chất có thể cháy được đều chứa phlogiston - một dạng vật chất không có màu, mùi, vị. “Yếu tố cháy” sẽ được giải phóng ra ngoài trong quá trình bốc cháy của một vật chất.


Hình ảnh nhà khoa học Johann Joachim Becher

Những người không ủng hộ thuyết này đã tiến hành thí nghiệm và phát hiện ra một số sai lầm trong lý thuyết của Becher.

Chẳng hạn như khối lượng của nhiều kim loại như magie tăng lên sau khi được đốt cháy (mặc dù chúng được cho là đã bị mất phlogiston trong quá trình bị đốt cháy).

Ngày nay, khoa học đã biết rằng không có “vật chất cháy” mà hiện tượng được Becher nói đến thật chất là hiện tượng oxy hóa.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video