Những sinh vật biển bé nhỏ báo hiệu thay đổi khí hậu

Theo các nhà khoa học trong cuộc họp báo sáng hôm 23/02 tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Hoa Kỳ vì tiến bộ của khoa học tại Boston, vì nước biển đang ấm lên và nồng độ axit ngày càng trở nên đậm đặc, các sinh vật biển đang phải trải qua thời kỳ rất căng thẳng, còn toàn bộ lưới thức ăn đang lâm vào tình trạng nguy hiểm.

Gretchen Hofmann, giáo sư sinh học của đại học California, Santa Barbara, vừa trở về sau khi hoàn thành một nghiên cứu tại Nam Cực, bà đã thu lượm một số con pteropod - loài sên biển có kích thước của hạt đậu lăng, bà gọi nó là “khoai tây rán” của đại dương vì chúng là thức ăn của rất nhiều loài. Cá ăn pteropod để rồi lại làm mồi cho động vật khác, ví dụ như chim cánh cụt. Vì những sinh vật nhỏ bé này đang phải chịu đựng nước biển với nồng độ axit đậm đặc hơn, nguyên nhân là do sự gia tăng của khí cacbonic trong bầu khí quyển. Chính vì thế chúng càng khó có thể đối mặt với tình trạng nước biển ấm lên.

“Những sinh vật này không có sức thu hút nhưng có ý nghĩa với chúng ta không khác gì chim cách cụt hay gấu trắng Bắc Cực,” Hofmann nói, “Chúng là vật báo hiệu cho những thay đổi. Rất có thể đến năm 2050 chúng sẽ không thể tạo ra mai cho mình được nữa. Nếu chúng ta đánh mất những sinh vật này, tác động lên chuỗi thức ăn sẽ là thảm khốc”.

Ảnh hiển vi của một con pteropod (sên biển) - (Ảnh: D.Forcucci)

Hofmann là một nhà sinh thái học, bà nghiên cứu cách thức gen hoạt động và tạm dừng khi một số sinh vật biển có thể tạo ra lớp mai bằng canxi cacbonat từ nước biển chúng đang sinh sống. Bà mô tả chuyến đi lần này đến Nam Cực là một nhiệm vụ nghiên cứu khẩn thiết.

Bà vừa thực hiện một cuộc nghiên cứu trên diện rộng về nhím biển sống trong những rừng tảo bẹ tại California. Nhím biển là một phần sống còn của mạng lưới thức ăn và đóng vai trò kinh tế chính đối với ngư dân California vì trứng của nhím biển là một loại sushi quý giá tên là “uni”.

Hofmann giải thích,để đối mặt với nồng độ axit nước biển tăng cao, ấu trùng của các động vật biển không xương sống phải tự điều chỉnh lại sự trao đổi chất để vẫn có thể tạo ra mai. Nhưng để làm được điều này cũng phải trả giá. Sự thay đổi đặc điểm sinh lý đối phó với nồng độ axit làm các sinh vật khó khăn hơn để chịu đựng sự ấm lên của nước biển, và chúng sẽ trở nên nhỏ bé hơn.

“Những quan sát cho thấy “nguy cơ kép” – sự ấm lên và nồng độ axit đậm đặc hơn – sẽ hình thành môi trường phức tạp cho sinh vật biển trong tương lai”, bà nhận xét.

Hofmann đang nguyên cứu mức độ của carbon dioxide sẽ gây ra hậu quả mà Ban hội thẩm đa quốc gia về thay đổi khí hậu (IPCC) dự đoán sẽ xảy ra nếu con người tiếp tục cái gọi là “kế hoạch kinh doanh thường lệ” đã được lên dự án cho đến năm 2100.

Văn phòng quỹ khoa học quốc gia chương trình nghiên cứu vùng cực tài trợ các chi phí cho nghiên cứu này.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video