Các miệng núi lửa ở mặt nhìn thấy được của Mặt Trăng (Ảnh: ESA) |
Qua sự phân tích tuổi của các mẫu đất đá của mặt trăng thu được qua chương trình Apollo cho thấy rằng mặt trăng và có thể là Trái đất đã trải qua giai đoạn kinh khủng này khoảng 3.9 tỷ năm về trước.
Những kết quả nghiên cứu này của giáo sư Robert Duncan (đại học Oregon) đã được xuất bản trong tờ báo của “hội Sao băng quốc tế”. Tuổi của những mẫu đá, được phân tích bởi kĩ thuật đo bức xạ, đã cho phép tiết lộ thời kì hoạt động mạnh này xảy ra cách đây khoảng giữa 3.8 đến 4 tỉ năm.
Thời kỳ này đặc biệt gây sự chú ý cho các nhà khoa họ bởi vì nó trùng với sự xuất hiện sự sống trên trái đất. Đặt ra cho các nhà khoa học giả thiết liệu rằng những tiểu hành tinh này có mang sự sống ngoài trái đất đến Trái Đất hay không? Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát.
Điều gì đã làm xảy ra hiện tượng này: có thể là kết quả các va chạm của những sao chổi ở vành đai của các tiểu hành tinh hay thậm chí có thể là một sự va chạm giữa 2 hành tinh gỉa định thứ 10 và thứ 11 trong hệ mặt trời.
Qua sự phân tích những mẫu đá của mặt trăng cho phép chúng ta biết thêm về giai đoạn đầu của hệ mặt trời. Những mẫu đá của trái đất không thuận lợi cho những khám phá như vậy, vì sự kiến tạo của những mảng hoạt động làm cho lớp vỏ của trái đất tạo mới liên tục và xóa các dấu vết cổ xưa nhất.
--- --- --- --- ---
Bài do bạn đọc Trí Quãng gửi tới khoahoc.tv
Dịch từ “Sciences et Avernir 13-4-2006”