Những loài chim nguy hiểm nhất hành tinh

  •   3,923
  • 50.331

Bạn nên không bao giờ trêu chọc những loài chim nguy hiểm này nếu không muốn phải trả giá đắt.

Những loài chim nguy hiểm nhất hành tinh
Cú Blakiston, loài cú lớn nhất thế giới với sải cánh cực rộng lên đến 2m. Đây cũng là loài cú cực hiếm, được tìm thấy ở vùng Đông Bắc Á. Với sải cánh rộng, sức bay khỏe cùng với chiếc mỏ và móng vuốt vừa lớn vừa cứng, bạn nên suy nghĩ thật kỹ khi có ý định trêu ghẹo loài chim nguy hiểm này.

Những loài chim nguy hiểm nhất hành tinh
Đại bàng Martial, là một trong những loài đại bàng lớn nhất hành tinh, sinh sống chủ yếu ở sa mạc Sahara. Chúng là một trong những loài chim ăn thịt mạnh nhất thế giới, nếu trong tình trạng khỏe mạnh chúng không có kẻ thù tự nhiên.

Những loài chim nguy hiểm nhất hành tinh
Đại bàng vai trắng (Steller’s Sea Eagle) sống chủ yếu ở vùng ven biển Bắc Á, là một loài chim săn mồi lớn và cũng là loài đại bàng lớn nhất thế giới hiện nay với trọng lượng trung bình từ 5 đến 9kg với sải cánh dài từ 1,95 đến 2,5 m. Khi trưởng thành thì hầu như loài đại bàng này không có kẻ thù nào có thể địch được những cú mổ tử thần chính xác và mạnh mẽ của nó.

Những loài chim nguy hiểm nhất hành tinh
Đà điểu đầu mào là một loài chim chạy. Cơ thể cao khoảng 1,2m, có cánh nhưng không thể bay, chỉ có thể chạy. Tuy vậy đà điểu đầu mào có thể nhảy và bơi cực tốt. Đừng dại trêu chọc chúng, một khi loài đà điều này trở nên hung dữ và mất kiểm soát, chúng sẽ khiến kẻ cả gan trêu ghẹo mình phải hối hận.

Những loài chim nguy hiểm nhất hành tinh
Đà điểu là loài chim không biết bay lớn nhất trên Trái đất. Chúng được tìm thấy trên các thảo nguyên châu Phi. Đà điểu cũng là loài chim cao nhất trên Trái đất, chúng có thể cao tới 2,8 mét và chạy với vận tốc hơn 70km/h. Nếu bạn có thể chạy nhanh hơn chúng hãy nghĩ tới việc nghịch ngợm chúng.

Chim Emu
Thêm một đại diện khác của gia đình đà điểu lọt vào danh sách này, đó chính là đà điểu sa mạc Úc hay còn được biết đến với cái tên chim Emu. Dù không lớn bằng đà điểu châu Phi nhưng xét về kích thước, Emu vẫn là một gã khổng lồ thực sự trong thế giới loài chim, với trọng lượng trung bình có thể đạt 40-50 kg. Mặc dù thức ăn chủ yếu của chim Emu là thực vật và động vật nhỏ nhưng khi cần, chim Emu vẫn có thể tung ra những cú đá với khả năng xuyên thủng bụng của thú lớn (nhờ bàn chân với ba chiếc móng sắc). Các trường hợp Emu gây chết người thực sự rất hy hữu. Tuy nhiên, số vụ việc con người bị thương do Emu tấn công lại khá nhiều, chủ yếu xảy ra ở các công viên hoang dã, trang trại nuôi Emu, sở thú, với số lượng lên đến cả trăm vụ mỗi năm.

Những loài chim nguy hiểm nhất hành tinh
Đại bàng Harpy, đây là loài chim săn mồi lớn nhất được tìm thấy ở châu Mỹ và là một trong những loài đại bàng lớn nhất thế giới còn tồn tại. Nhờ có bộ móng vuốt lớn nhất trong số các loài đại bàng, đại bàng Harpy săn bắt được hầu hết các loài động vật có kích thước từ nhỏ đến trung bình, chủ yếu là loài lười, khỉ, ngoài ra còn săn bắt các loài nhím, sóc, thú có túi, thú ăn kiến, và thậm chí cả gấu mèo.

Những loài chim nguy hiểm nhất hành tinh
Đại bàng Philippine, đây là loài đại bàng nổi tiếng với chế độ ăn uống của mình. Chúng rất thích ăn thịt khỉ con, với sải cánh dài đáng kinh ngạc, đạt tới 2,2 mét, hiếm có con khỉ con nào bị loài đại bàng này nhắm trúng mà có cơ hội sống sót.

Những loài chim nguy hiểm nhất hành tinh
Kền kền râu là một loài chim săn mồi duy nhất trong chi Gypaetus và cũng là một trong những loài kền kền ăn thịt lớn nhất trên trái đất. Với ngoại hình đồ sộ 1,2m và sải cánh dài khủng khiếp có thể lên đến 3m, kền kền râu thực sự có thể dọa nạt bất kỳ ai lần đầu nhìn thấy nó.

Những loài chim nguy hiểm nhất hành tinh
Thần ưng Andes hay Kền kền khoang cổ là một loài chim thuộc Họ Kền kền Tân thế giới. Chúng là những con chim có sải cánh hùng vĩ dài tới 3,1m và chiếc mỏ sắc nhọn cực kỳ mạnh mẽ.

Những loài chim nguy hiểm nhất hành tinh
Đại bàng hói, loài động vật đã quá nổi tiếng với những trận không chiến cực kỳ khốc liệt, sải cánh rộng lớn, móng vuốt sắc bén cùng với đôi mắt cực tinh tường, loài đại bàng này đích thực là chúa tể bầu trời.

Kền kền Lammergeier
Lammergeier là tên của một loại chim kền kền
có hình dáng tương tự đại bàng sống ở khu vực núi đá thuộc Trung Á, Đông Phi, Tây Ban Nha. Kền kền Lammergeier sở hữu một cơ thể có kích thước lớn. Ở con trưởng thành, sải cánh có thể đạt đến gần 3 mét và chiều dài thân hơn 1 mét. Một điều khá may mắn với chúng ta cũng như nhiều loài động vật khác là loài chim “khủng” này chỉ ăn xác thối, đặc biệt là xương! Sở thích ăn uống này cũng hình thành nên một tập tính nổi tiếng của Lammergeier. Cụ thể, khi tìm thấy một đoạn xương ống của động vật đã bị rỉa thịt, chúng sẽ quắp khúc xương này bay lên độ cao khoảng 80 mét rồi thả xuống nền đá phẳng bên dưới, nhằm phá vỡ cấu trúc xương để thưởng thức món tủy béo ngậy khoái khẩu ở bên trong.

Cú sừng lớn
Tuyệt đại đa số những vụ chim cú tấn công người được ghi nhận, đều xuất phát từ lý do chúng bảo vệ con nhỏ hoặc lãnh thổ của mình. Cũng trong những vụ việc này, nạn nhân hầu hết đều là người đi/chạy bộ, leo núi. Cú sừng lớn (Bubo virginianus) hiện đang là loài đứng đầu trong hồ sơ phạm tội kể trên. Chỉ tính riêng năm 2012, đã có một số lượng đáng kể người trình báo về việc bị cú sừng lớn sà xuống tấn công từ trên cây, ở trong các công viên. Năm 2015, ở bang Oregon, Hoa Kỳ một con cú sừng lớn cũng đã tấn công liên tiếp lên đầu một người đang đi bộ. May mắn là nạn nhân đã có thể chạy thoát không lâu sau đó. Bên cạnh tập tính hung dữ hơn các thành viên khác, điều khiến cú sừng lớn trở thành một kẻ tấn công đáng sợ chính là kích thước cơ thể đồ sộ, cùng những thứ vũ khí bẩm sinh. Cụ thể, khi trưởng thành cú sừng lớn có thể dài đến 60 cm, với sải cánh hơn 2 mét. Bộ móng vuốt của cú sừng lớn, thứ thường được chúng dùng để quắp con mồi cỡ lớn, có lực lên đến 500 psi (tương đương với cú táp của một con chó cỡ lớn). Chưa dừng lại ở đó, cú sừng lớn, cũng như hầu hết các loài cú khác còn có thói quen tấn công vào vùng mặt, đầu khi phải giao chiến với kẻ thù cỡ lớn, điều này thực sự rất nguy hiểm nếu con người không may trở thành kẻ “bên kia chiến tuyến” của loài chim này.

Cú lông sọc
Một thành viên khác trong họ nhà cú cũng nguy hiểm không kém cú sừng lớn vừa được đề cập ở trên, chính là cú lông sọc. Khi trưởng thành, loài chim này có thể nặng đến 0,8 kg, sải cánh rộng 1,1 mét. Cũng giống như các họ hàng của mình, cú lông sọc là hung thủ trong nhiều vụ người leo núi, đi bộ bị tấn công. Thậm chí, từng có trường hợp, cú lông sọc là nguyên nhân chính góp phần vào cái chết của một người. Cụ thể, vào năm 2011, một cá thể cú lông sọc được cho là đã tấn công một người phụ nữ đang trong tình trạng say xỉn, gây nên nhiều vết thương ở vùng đầu, mặt và cổ tay. Dù vụ tấn công này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sau khi nạn nhân bỏ chạy vào nhà, cô ta đã bị vấp ngã ở cầu thang và gãy cổ dẫn đến tử vong.

Cập nhật: 26/09/2019 Theo Kiến Thức/Dân trí
  • 3,923
  • 50.331