Nơi hình thành những viên kim cương lớn nhất thế giới

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra những viên kim cương lớn nhất và giá trị nhất thế giới hình thành trong hồ kim loại lỏng ở sâu dưới lớp vỏ manti của Trái Đất.

Nhóm nghiên cứu do Evan Smith ở Viện Nghiên cứu Đá quý Mỹ đứng đầu phát hiện các tinh thể carbon tinh khiết tạo thành những khối kim cương lớn trong hồ kim loại lỏng ở dưới lớp vỏ manti của Trái Đất, theo nghiên cứu được công bố hôm nay trên tạp chí Science.


Những viên kim cương lớn và đẹp nhất nằm sâu dưới lớp vỏ Trái Đất. (Ảnh minh họa: Express).

Các nhà khoa học nghiên cứu 42 mẫu vật còn sót lại sau khi cắt gọt của nhiều viên kim cương lớn nổi tiếng thế giới như Cullinan (3.106.75 carat) hoặc Lesotho Promise (603 carat). Họ nhận thấy những viên kim cương này đôi khi chứa hạt sạn kim loại rất nhỏ bên trong, cấu tạo từ hỗn hợp sắt, kền, carbon, lưu huỳnh, methane và hydro.

Kim cương ra đời ở lớp vỏ manti của Trái Đất và được đẩy lên bề mặt thông qua những vụ phun trào magma núi lửa. Những hạt sạn bên trong viên kim cương có thể giúp nhà địa chất học hiểu sâu hơn về điều kiện áp suất, nhiệt độ và thành phần hóa học ở nơi chúng sinh ra. Kim cương trở thành lớp vỏ bảo vệ che chắn cho khoáng chất chứa bên trong, cung cấp mẫu khoáng vật học đặc biệt và hé lộ điều kiện môi trường ở nơi cách mặt đất hàng kilomet.

Phần lớn kim cương nằm ở độ sâu khoảng 145-241km dưới mặt đất, nhưng nghiên cứu của Smith và đồng nghiệp chỉ ra kim cương siêu lớn tập trung ở độ sâu lên tới 410-660km.

Cập nhật: 17/12/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video