Nơi hứng bom nguyên tử nhiều nhất hành tinh: 10.000 năm mới hết nguy hiểm!

Lượng chất thải phóng xạ tại đây phải mất 10.000 năm mới có thể phân hủy hết.

Cách đây 7 thập kỷ có lẻ, với vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ đã đưa nhân loại bước vào kỷ nguyên nguyên tử vô cùng khốc liệt.

Ngày 16/7/1945, dư luận thế giới bàng hoàng khi hay tin Mỹ thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại mang mật danh "Trinity" (tên khác là The Gadget) tại bãi thử vũ khí Alamogordo ở New Mexico (Mỹ).

Với đương lượng nổ bằng 18.000 tấn thuốc nổ TNT, quả bom "Trinity" tạo thành đám mây hình nấm khổng lồ cao hơn 10.000m; vụ nổ cũng khoét một hố lớn trên khu vực thử nghiệm, sâu 3m, rộng 340m; người dân cách bãi nổ 160km vẫn có thể nghe thấy âm thanh chấn động cũng như cảm nhận được sóng xung kích chết người của nó.

"Trinity" là kết quả của "Dự án Manhattan" tiêu tốn hàng tỷ USD (bắt đầu từ năm 1942, được Mỹ cùng các trợ thủ đắc lực là Anh và Canada giúp đỡ) nhằm tạo ra thứ vũ khí khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.


The Gadget, bí danh "Trinity" - Quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Ảnh chụp năm 1945. (Nguồn: Rare Historical Photos)

"Thừa thắng xông lên" cộng với sự "dòm ngó" của đối thủ Liên Xô, Mỹ liên tục bí mật chế tạo và thử nghiệm loại bom có sức hủy diệt khủng khiếp này. Bằng chứng là chỉ trong 17 năm ngắn ngủi, Mỹ đã tiến hành 331 vụ thử bom nguyên tử trên không.

J. Robert Oppenheimer (1904 - 1967), nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, người đứng đầu "Dự án Manhattan", được xem là "cha đẻ của vũ khí hạt nhân Mỹ", về sau phải thốt lên cay đắng rằng: "Tôi nào có khác gì Thần Chết, kẻ gieo rắc sự hủy diệt cho thế giới tươi đẹp này!"


J. Robert Oppenheimer (1904 - 1967) - "Cha đẻ của vũ khí hạt nhân Mỹ".

Quay lại câu chuyện sản xuất bom nguyên tử của Mỹ. Để biết được quả bom đó chế tạo thành công hay không, Mỹ đương nhiên phải tiến hành thử nghiệm. Điều này tất yếu dẫn đến nhu cầu về các bãi thử rộng lớn, với các tiêu chí: Bí mật, cách xa dân cư và rộng lớn.

Hòn đảo với cái tên mỹ miều Bikini nằm gọn trong quần đảo Marshall ở phía tây Thái Bình Dương là một trong những bãi thử đáp ứng được các tiêu chí đó của Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn muốn có nhiều bãi thử vũ khí "gần nhà" hơn nữa vừa để tránh được những con mắt dòm ngó của đối thủ trong cuộc Chiến tranh Lạnh, vừa không khuấy động dư luận thế giới mà còn tiết kiệm được chi phí. Đó là khi Vùng thử nghiệm Nevada của Mỹ ra đời.


Vùng thử nghiệm Nevada của Mỹ.

Từ "bãi đất" rộng 3.500km2

Ngày 11/1/1951, Vùng thử nghiệm Nevada (NTS) được thành lập với mục đích trở thành "bãi" thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Đây là một vùng đất sa mạc đồi núi rộng 3.500km2, thuộc sở hữu của Bộ Năng lượng Mỹ. NTS nằm cách thị trấn Baralaut của Las Vegas khoảng 105km.

Ngay sau khi thành lập được hơn 2 tuần, vào ngày 27/1/1951, Mỹ "mở màn" màn thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên tại NTS, đương lượng nổ bằng 1.000 tấn TNT.

NTS bao gồm 30 khu vực thử đánh thứ tự từ 1 đến 30, cùng 1.100 tòa nhà, với 640km đường nhựa và 480km đường đất, 10 sàn trực thăng và 2 đường băng.

Kể từ dấu mốc này đến sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ đã thực hiện tổng gần 1.000 thử nghiệm hạt nhân tại đây. Đó là lý do, Vùng thử nghiệm Nevada trở thành "nơi bị ném bom nhiều nhất trên Trái Đất".

Chính phủ Mỹ rất khắt khe trong việc bảo mật NTS trước công chúng và dư luận. Tuy nhiên, sau một đoạn video ngắn phát trên truyền hình năm 1952, dân Mỹ càng thêm tò mò và muốn tận mắt chứng kiến những đám mây hình nấm đặc trưng sau khoảnh khắc bom nguyên tử phát nổ.

Tất nhiên, mọi sự xâm nhập bất hợp pháp đều bị bắt giữ. Vào ngày 5/2/1987, hơn 400 người bị binh lính bắt giữ khi cố tình đột nhập vào khu vực NTS, trong đó có nhiều nhân vật "cộm cán" của Mỹ.

Khi không xem được tận mắt, những người hiếu kỳ lại tìm cách khác. Và Las Vegas, cách đó 105km, trở thành địa điểm không thể hoàn hảo hơn để ngắm nhìn các đám mây nấm trên các tòa nhà cao tầng.

Nhìn bom nguyên tử nổ từ xa thì có vẻ "thích mắt - đã tai", nhưng đối với những người dân sống gần bãi thử khổng lồ này, thì phóng xạ chính là "cơn ác mộng" tồi tệ nhất trong cuộc đời họ.


Đám mây hình nấm khổng lồ mỗi khi thử bom nguyên tử.

Đến "bãi" chứa chất thải phóng xạ khổng lồ

Hệ quả tất yếu của bãi thử nghiệm NTS chính là khu vực rộng 3.500km2 hiện đã trở thành bãi đất hoang cằn cỗi và nhiễm phóng xạ (cả đất đai lẫn vùng không gian trên nó) vào hàng nặng nhất hành tinh.

Từ "khu vực bị ném bom nguyên tử nhiều nhất hành tinh", giờ đây NTS cũng mang thêm biệt danh là "bãi chứa chất thải phóng xạ khổng lồ", với mức độ phân hủy lên 10.000 năm!

Để xử lý chất thải phóng xạ khó phân hủy này, người ta buộc phải đã tạo ra khu bảo tồn chất thải hạt nhân Yucca Mountain và Nhà máy Thí điểm cách ly Chất thải nhằm cách ly người dân tiếp xúc với loại chất thải chết người này.

Trong một cuốn sách năm 1955 về các hiệu ứng thử nghiệm nguyên tử tại NTS, Ủy ban Năng lượng nguyên tử Mỹ đã trấn an các cư dân gần đó rằng mức độ bức xạ là "chỉ hơi nhiều hơn bức xạ bình thường mà bạn trải nghiệm ngày này qua ngày khác ở bất cứ nơi nào bạn có thể sống".

Tuy nhiên, cư dân tại các thị trấn ở bang Utah gần đó liên tục than phiền về bụi phóng xạ bay theo gió từ Neveda đến khu vực họ sinh sống.

Nhiều thập kỷ sau chiến dịch gọi là Downwinders, Quốc hội đã thông qua Đạo luật đền bù phơi nhiễm bức xạ năm 1990 để thanh toán cho một số người tuyên bố đã bị ảnh hưởng bởi bụi phóng xạ từ các thử nghiệm hạt nhân tại NTS. Cho đến nay, khoảng 2 tỷ USD đã được trả cho hơn 32.000 người yêu cầu bồi thường.


Hình ảnh Vùng thử nghiệm Nevada nhìn từ trên không. (Nguồn: Futurism).

Đối với nhiều người Mỹ, NTS là một nơi có tầm quan trọng chưa từng có trong lịch sử nước này đối với an ninh quốc gia của chính họ - đây là chiến trường mà Mỹ đã chiến đấu và chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh dai dẳng với Liên Xô.

Các thiết bị hạt nhân được thử nghiệm ở đây mãi mãi thay đổi nhân loại, trong đó phải kể đến vũ khí hạt nhân hiện đại lớn nhất, mạnh gấp hàng nghìn lần so với quả bom mà Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki.

Sự nguy hiểm đến từ bom nguyên tử và chất thải phóng xạ của nó từ NTS rõ ràng vẫn luôn là thách thức đối với chính phủ và người dân nước này. Tuy nhiên, đối với những người trực tiếp tham gia NTS, họ nhận thấy đó là nhiệm vụ bất khả kháng trong những năm của thế kỷ trước, hòng kìm lại sự đe dọa to lớn từ Liên Xô.

NTS - Bãi thử vũ khí hạt nhân, khu vực bị ném bom nguyên tử nhiều nhất Trái Đất, bãi chứa chất thải phóng xạ khổng lồ là một "di sản" luôn có nhiều tranh cãi mãi về sau!

Cập nhật: 19/05/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video