Nôi truyền thống người Maori ngăn trẻ sơ sinh tử vong đột ngột

Loại nôi em bé đặc biệt này có tên là wahakura và được sử dụng bởi người Maori từ rất lâu đời.

Nôi được dệt từ sợi lanh, có lịch sử nhiều thế kỷ ở New Zealand. Các chuyên gia về giấc ngủ cho rằng, loại nôi này có thể chính là phương án mới giúp ngăn ngừa hàng chục ca tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh tại New Zealand mỗi năm.

Wahakura là một loại nôi em bé đã được người dân bản địa Maori của New Zealand sáng tạo và sử dụng từ những năm 1600 đến nay.

"Ở những nơi có trình độ y tế thấp, tỷ lệ tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh diễn ra khá cao", tác giả của công trình nghiên cứu, Phó Giáo sư Sally Baddock cho biết.


Một bà mẹ người Maori đang trông con trong chiếc nôi wahakura dệt từ sợi lanh. (Nguồn ảnh: The Huffington Post).

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, tên tiếng Anh sudden infant death syndrome (SIDS), là trường hợp xảy ra tử vong mà không thể lý giải nguyên nhân ở trẻ dưới 1 tuổi.

Theo thống kê, tại Mỹ hơn 2.000 trẻ chết không rõ nguyên nhân trong năm 2010. 90% trẻ đột tử nằm trong nhóm tuổi dưới 6 tháng. Đa phần SIDS xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi và xảy ra lặng lẽ, bất ngờ với ngay cả trẻ dường như đang rất khỏe mạnh.

Nhiều nhà khoa học tin rằng, những phát hiện liên quan đến não bộ trẻ chưa thể giải thích đầy đủ nguyên nhân gây ra SIDS. Các bằng chứng cho thấy, vẫn có những vấn đề khác liên quan và gây nên cái chết đột ngột của trẻ dưới 1 tuổi.

Có quan điểm cho rằng, nếu 3 nhân tố sau cùng lúc xảy ra, trẻ có thể tử vong: (1) Sức khỏe bẩm sinh yếu; (2) Quá trình phát triển gặp khó khăn, xung đột; (3) Ảnh hưởng xấu do tác động từ môi trường bên ngoài.

Ước tính có đến 50-85 trường hợp trẻ sơ sinh chết đột ngột xảy ra mỗi năm ở New Zealand. Có đến 62% trong số đó là trẻ em người Maori. Mặc dù người Maori chỉ chiếm 15% dân số của đất nước.

Các chuyên gia nghi ngờ, nguyên nhân của hiện tượng này là do tập quán mẹ ngủ chung với con sơ sinh hoặc hút thuốc trong khi mang thai.

Một nhóm thợ dệt địa phương đã phát triển và cải tiến wahakura nhằm phù hợp hơn với môi trường hiện đại, giúp các bà mẹ Maori ngủ chung với con mà vẫn bảo đảm an toàn cho trẻ.

Nôi wahakura được dệt từ cây lanh New Zealand bản xứ, mềm mại và linh hoạt. Vì vậy các bà mẹ Maori có thể đặt trực tiếp wahakura vào giường của mình.


Nôi wahakura được dệt từ cây lanh New Zealand bản xứ, mềm mại và linh hoạt.

Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát 200 bà mẹ Maori có trẻ sơ sinh. Trong đó có 96 bà mẹ sử dụng loại nôi truyền thống, những người còn lại dùng nôi wahakura. Họ được phỏng vấn về cảm nhận chất lượng ngủ khi sử dụng các loại nôi em bé khác nhau. Các nhà nghiên cứu cũng đã lắp đặt camera hồng ngoại để giám sát quá trình sử dụng nôi và giấc ngủ của trẻ sơ sinh.

Kết quả cho thấy, trẻ sơ sinh ngủ trên wahakura có sức khỏe tốt hơn hẳn vì các em được giữ trong trạng thái nằm ngửa, và không bị quần áo hay vật dụng khác đè lên người.

Ngoài ra, các bà mẹ sử dụng wahakura có tỷ lệ cho con bú cao gấp 2 lần so với các bà mẹ dùng nôi thông thường.

Theo Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, đây là một hành vi có thể giúp làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Học viện Bệnh nhi Mỹ cho rằng đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ cũng giảm thiểu nguy cơ SIDS.

Cập nhật: 08/02/2017 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video