Nồng độ CO2 cao làm giảm khả năng học tập và làm việc

Khí cacbonic (carbon dioxide) từ lâu đã được biết đến là một trong các khí nhà kính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên một nghiên cứu mới đây cho biết, ngoài tác hại trên, nồng độ cao khí cacbonic trong các lớp học, hội trường hay phòng làm việc còn làm giảm khả năng nhận thức và làm việc.

Việc đánh giá được thực hiện trên 22 người trưởng thành có sức khoẻ tốt. Khả năng làm việc của họ đã giảm xuống khi nồng độ cacbonnic được tăng từ mức 600ppm lên tới mức 1000ppm. Trong 7 cuộc kiểm tra, khả năng làm việc của những người này giảm xuống đáng kể khi nồng độ CO2 đạt mức 2500ppm. Các nhà nghiên cứu mới đây công bố trên Tạp chí khoa học về sức khoẻ môi trường của Mỹ (Environmental Health Perspectives).

Những số liệu này thật đáng ngạc nhiên vì các căn phòng có nồng độ CO2 là 1000ppm đã từng được coi là được thông gió tốt. Nồng độ CO2 trong các toà nhà thường cao hơn so với nồng độ CO2 ngoài trời (ở ngoài trời, nồng độ CO2 trong không khí vào khoảng 350 đến 450ppm). Nồng độ CO2 trong nhà ở mức 600ppm đã được coi là rất tốt. Tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào có bao nhiêu người đang ở trong phòng và trong mỗi tiếng không khí trong phòng đó được trao đổi với không khí bao nhiêu lần (nhờ thông gió). Có rất nhiều toà nhà có nồng độ CO2 khoảng 2500ppm hoặc gần mức đó, thậm chí những toà nhà đó được thiết kế thông gió phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành.

Tại Mỹ, các phòng học thường chứa rất nhiều sinh viên, và nồng độ CO2 trong các phòng học thường cao hơn 1000ppm. Để giảm chi phí sưởi ấm và làm mát, nhiều trường đã hạn chế thông gió, do vậy rất nhiều trường có nồng độ CO2 lên tới 2500ppm.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thấy nồng độ CO2 cao hơn liên quan đến việc tăng số học sinh trốn học và giảm khả năng học tập ở học sinh. Tuy nhiên họ chưa từng nghĩ CO2 là nguyên nhân.

Việc kiểm tra nồng độ CO2 là không khó. Các thiết bị đo nhanh cầm tay sẽ giúp kiểm tra nồng độ của chất khí này một cách nhanh chóng và chính xác.

Phạm Thị Bích Thu (sciencenews)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video