Vào ngày 15/4/1776, Tổng thống George Washington đã tập hợp quân tại thành phố New York (Mỹ) để sẵn sàng đối chọi với lực lượng của vua George III ở nước Anh. Tuy có khả năng bùng lên thành chiến tranh nhưng người dân nước Anh còn chẳng thèm quan tâm, trái lại, họ lại dồn mọi chú ý vào một nữ bá tước 56 tuổi chuẩn bị ra tòa.
Cuộc đời của "nữ bá tước khét tiếng nhất nước Anh"
Người phụ nữ này tên là Elizabeth Chudleigh, từng được mệnh danh là nữ bá tước khét tiếng nhất nước Anh. Sáng hôm ấy, bà Chudleigh xanh xao và trông rất yếu ớt, mặc áo choàng lụa đen và đội mũ trùm đầu đến phiên tòa. Hàng chục nghìn người chen lấn trước tòa để "hóng" toàn bộ vụ xét xử, đến cả tử tù đang bị áp giải ngoài đường cũng không thể kìm nén sự tò mò.
Chân dung "nữ bá tước khét tiếng nhất nước Anh" - Elizabeth Chudleigh.
Một du khách nước ngoài đã từng gọi ngày đó là "ngày mở hội của nước Anh" vì sức ảnh hưởng rất lớn. Ngay cả Nữ hoàng Charlotte Sophia đang mang thai 8 tháng còn phải chịu đau đến xem.
Theo sử sách ghi lại, Elizabeth Chudleigh sinh ngày 8/3/1721 trong một gia đình ngoại ô London. Nhà bà Chudleigh vì quá nghèo nên khi cha mất, bà không được hưởng phần gia sản nào mà phải đưa hết cho anh cả. Ngay trước ngày sinh nhật 6 tuổi thì anh trai của bà mất, cả gia đình lại lâm vào khó khăn một lần nữa vì không có trụ cột kiếm tiền.
Trước tình cảnh ấy, chị dâu phải làm lụng và tích cóp tiền để đầu tư vào việc học của con trai, buộc bà Chudleigh phải lăn lộn ngoài xã hội sớm để tự nuôi bản thân. Sau này bà được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau vì "sơ yếu lý lịch" của bà làm vô số nghề. Từ cận thần, nữ tiếp viên, người mẫu thời trang, quảng cáo viên, chưng cất rượu… bà đều từng thử qua. Cuộc sống của bà đã được các nhà văn thời đó lấy cảm hứng và đưa vào tác phẩm của họ.
Elizabeth Chudleigh cùng 2 người chồng giàu có, giúp bà đổi đời thành nữ bá tước
Chính vì làm đa dạng ngành nghề như vậy nên bà Chudleigh đã có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với các quan chức cấp cao thời đó. Trong một lần đi phù dâu, bà đã lọt vào mắt xanh của James Hamilton - một công tước thuộc giới thượng lưu, giúp bà "một bước lên tiên" từ một kẻ nghèo khổ thành quý bà lộng lẫy và có chức tước.
Cũng do lăn lộn nhiều với đời nên quan điểm, suy nghĩ của bà có phần đi trước thời đại. Thế nên, người dân thời đó đã lên tiếng miệt thị và chê bai bà vì có những phát ngôn ngông cuồng, không coi ai ra gì. Nhưng nếu xét trong thời đại bây giờ thì những gì bà Elizabeth Chudleigh nghĩ là hoàn toàn tiến bộ.
Lấy ví dụ, bà cho rằng phụ nữ cần xứng đáng được đối xử tốt hơn và có quyền bình đẳng. Chudleigh không chấp nhận phụ nữ là phải ở nhà nội trợ, may vá và hy sinh cho người đàn ông. Phụ nữ vẫn có thể làm những việc lớn như chính trị, phiêu lưu và có quyền lực. Tuy nhiên, tư tưởng này thực sự không phù hợp với thời đó nên bà đã bị lên án kịch liệt.
Người chồng đầu tiên tuy giàu có nhưng lại mắc tật hay ngoại tình.
Cuối đời nhưng vẫn không yên ổn
Những tưởng lấy được chồng giàu thì cuộc đời đã viên mãn, nhưng ông trời nào có để yên, Công tước James sau này đã ngoại tình nên cả hai đã nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn. Khi đứng trước tòa, bà Chudleigh đã phải giả vờ là chỉ mới đính ước chứ chưa kết hôn, vì phụ nữ thời này nếu ly hôn sẽ bị tước đi nhiều quyền lợi.
Sau khi ly hôn, bà quay trở lại với công việc phù dâu để kiếm cơm qua ngày. Tuy nhiên vì đồng lương từ việc này quá ít ỏi, bà phải đi bán kem dưỡng da dạo ngoài đường. Trong cái rủi có cái may, nhờ sản phẩm tốt cộng thêm việc "làm trò lố" đã giúp bà bán rất chạy và kiếm được nhiều tiền.
Nhờ quá khứ làm quý bà với những phát ngôn gây sốc, cộng thêm độ nổi tiếng sau khi bán kem dưỡng, Chudleigh lại có cơ hội bước chân vào giới thượng lưu một lần nữa khi được mời đến vũ hội hóa trang nổi tiếng năm 1979. Lúc này, bà lại gây chấn động khi mặc một chiếc áo xuyên thấu, nhìn sơ qua cũng thấy toàn bộ bên trong.
Sau chuyện này, tên tuổi bà lại nổi lên một lần nữa và gặp được Công tước Evelyn Pierrepont – người đàn ông được mệnh danh là đẹp trai nhất nước Anh vào thời điểm ấy. Cả hai luôn quấn quýt bên nhau như vợ chồng thật sự, nhưng mãi tới ngày 8/3/1769 thì họ mới chính thức kết hôn.
Họ sống trong hạnh phúc viên mãn đến khi Công tước Evelyn qua đời năm 1773. Lúc này, em gái của Công tước là quý bà Frances Meadows, đã liên tục làm phiền Chudleigh hòng chiếm đoạt gia tài để lại. Thậm chí họ còn nghĩ hàng loạt mưu kế thâm độc để "khử" luôn bà Chudleigh.
Nhận thấy tình hình không ổn, bà Chudleigh đã đệ đơn lên tòa án để bảo vệ quyền lợi cho mình. Tuy nhiên vì hàng loạt scandal trước đó, bà đã bị mọi người quay lưng và không được tòa bảo vệ quyền lợi. Tòa án đứng ở thế trung lập, vừa hủy đơn kiện của bà với nhiều lý do khác nhau, nhưng cũng không ủng hộ hành động của cô em gái.
Phiên tòa diễn ra trong 5 ngày với rất đông người dân tham dự.
Để bảo vệ tính mạng, bà đã chuyển nhà đến Pháp và sống nốt phần đời còn lại. Thay vì "an phận thủ thường, xa lánh xã hội", bà lại ăn chơi sa đọa với những người đàn ông có chức tước khác. Bà sống xa hoa vượt quá khả năng tài chính của mình trước khi qua đời vào năm 1788.
Tuy đã mất nhưng khi nhắc đến bà, người dân nước Anh lại không hề thương xót mà cho rằng bà là một người phụ nữ ngu xuẩn. Họ khẳng định cuộc đời Chudleigh như thế là do bà ấy tự chuốc lấy, cứ đâm đầu tìm chồng giàu rồi phát ngôn thiếu suy nghĩ. Tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận bà Chudleigh có nhiều tư tưởng tiến bộ, bây giờ người ta phải dùng danh xưng "nữ bá tước khét tiếng nhất" để mô tả.