Nữ hoàng Cleopatra có thể chết vì ma túy

Bà hoàng Cleopatra nổi tiếng của Ai Cập có lẽ mất mạng bởi một hỗn hợp ma túy, chứ không phải vết cắn của rắn độc.

Cleopatra là một trong những người nổi tiếng nhất mọi thời đại. Bà qua đời vào năm 30 trước Công nguyên và các sử gia luôn cho rằng vết cắn của một con rắn hổ mang Ai Cập đã giết chết bà.

Nhưng giờ đây giáo sư Christoph Schaefer, một nhà sử học của Đại học Trier tại Đức, đã tìm thấy bằng chứng cho thấy Cleopatra chết vì ma túy, chứ không phải nọc độc của rắn.

“Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng bởi nhan sắc lộng lẫy. Vì thế người ta không muốn nói rằng cái chết của bà đến từ từ và khuôn mặt của bà biến dạng khi sang thế giới bên kia”, Telegraph dẫn lời Schaefer.

Một bức chân dung nữ hoàng Cleopatra. Ảnh: vnweblogs.com.

Schaefer và nhiều nhà sử học khác tới thành phố Alexandria, Ai Cập để tìm hiểu cái chết của Cleopatra. Tại đây họ nghiên cứu tài liệu về các bài thuốc cổ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia về rắn.

Năm 30 trước công nguyên, khi người tình thất trận và tự sát, Cleopatra cũng tự kết liễu đời mình. Các sử liệu ghi rằng bà chết bằng nọc rắn - thứ có thể gây đau đớn kéo dài và biến dạng vẻ ngoài.

Nhưng Schaefer tin rằng nữ hoàng đã sử dụng chất độc khác để đi đến cái chết.

“Cleopatra muốn giữ gìn nhan sắc tới tận khi chết để duy trì những câu chuyện thần thoại xung quanh vẻ đẹp của bà. Vì thế có lẽ bà đã sử dụng hỗn hợp thuốc phiện, chất trong cây độc cần và aconitum (một chất cực độc có nguồn gốc từ những cây ô đầu). Vào thời đó người ta đã biết hỗn hợp này gây nên cái chết không đau đớn trong vòng vài giờ”, Schaefer phát biểu.

Nữ hoàng Cleopatra cai trị từ năm 51 tới năm 30 trước Công nguyên và là vị pharaoh cuối cùng của Ai Cập. Sau khi bà chết, Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã.

Trong thời gian cầm quyền Cleopatra quan hệ tình cảm với Julius Caesar, nhà lãnh đạo của Đế chế La Mã. Sau khi Caesar bị ám sát, bà yêu tướng Marcus Antonius, một thành viên trong nhóm Tam đầu chế cai trị La Mã. Hai người có ba đứa con và có nhiều lá thư còn sót lại cho thấy họ đã tổ chức đám cưới mặc dù Antonius có vợ ở Rome.

Mối quan hệ của Cleopatra và tướng Antonius khiến Augustus – cháu trai của Julius Caesar và một thành viên trong Tam đầu chế - tức giận. Một cuộc nội chiến tại La Mã nổ ra bởi mâu thuẫn giữa Antonius và Augustus. Sau khi bị quân đội của Augustus đánh bại trong trận thủy chiến Actium vào năm 30 trước Công nguyên, Antonius tự sát. Cleopatra cũng tự kết liễu mạng sống vào ngày 12/8 cùng năm để không rơi vào tay Augustus. Khi chết bà mới 39 tuổi.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video