Bằng việc sử dụng một chiếc máy dò siêu nhỏ, giáo sư Christoph Helo ở trường McGill (Canada), đã chứng minh các vụ phun trào cũng có thể xảy ra đối với những ngọn núi lửa dưới lòng đất.
Hầu hết các ngọn núi lửa ở dưới lòng biển đều tạo ra các dòng dung nham mạnh hơn là những vụ phun trào, bởi mức độ khí magma ớ đó có xu hướng thấp, chúng đều phải chịu nhiều áp lực của nước xung quanh.
Những ngọn núi lửa dưới lòng biển giờ đây còn có thể phát nổ.(Nguồn:madridday)
Có khoảng 75% đến 80% các hoạt động của núi lửa trên Trái Đất diễn ra dưới lòng biển sâu, hay những ngọn núi giữa đại dương. Hầu hết, các ngọn núi lửa này đều tạo ra những dòng dung nham lớn.
Theo các nhà địa chất, trong khoảng 10 năm trở lại gần đây, dựa vào sự hình thành của tro núi lửa ở những khu vực cụ thể, họ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng các vụ phun trào núi lửa cũng có thể xảy ra dưới lòng đại dương, bởi lượng khí magma (gây nên các vụ nổ đã được tạo thành bởi nhiều thành phần, chủ yếu là khí CO2) có xu hướng thấp.
Ông Christoph Helo cùng các đồng nghiệp đã dùng chiếc máy dò siêu nhỏ và khám phá ra rằng, nồng độ rất cao của khí CO2 có trong những giọt magma bị giữ ở những tinh thể được lấy dưới lớp bùn tro của ngọn núi lửa Axial thuộc rặng Juan de Fuca, phía ngoài xa bờ biển Oregon.
Kết quả này đã chứng minh được những vụ phun trào có thể thực sự xảy ra dưới lòng đại dương.
Công trình nghiên cứu trên cũng chỉ ra được sự thoát khí CO2 từ lớp vỏ bên dưới so với bầu khí quyển của Trái đất, cao hơn rất nhiều so với những gì họ tưởng tượng trước đây.
Những rặng núi giữa lòng đại dương tạo thành hệ thống núi lửa lớn nhất trên Trái Đất, khám phá này còn có những ứng dụng quan trọng đối với vòng các bon của Trái Đất khi nó vẫn còn đang ngủ yên.