Nước đun sôi không sạch như khi phơi dưới nắng

Công nghệ "phơi nước" mới này được hy vọng sẽ giải quyết các vấn đề về hạn hán, ô nhiễm nguồn nước của nhiều khu vực trên thế giới.

Ở nhiều nơi trên thế giới, việc tiếp cận với nguồn nước sạch vẫn được coi là một thách thức. Chúng ta vẫn thường mặc nhiên tin vào biện pháp đun sôi để lọc và khử khuẩn nước uống. Tuy nhiên, việc đun sôi nước không có khả năng loại bỏ hóa chất và các độc tố, cũng như những kim loại nặng lắng cặn gây hại cho sức khỏe.

Thông qua sự tài trợ của Quỹ Melinda Gates, Quỹ khoa học Quốc gia và Văn phòng Nghiên cứu Quân đội Mỹ, một dự án sử dụng năng lượng mặt trời để làm sạch nguồn nước đã được các nhà khoa học thuộc trường Đại học Rochester phát triển và công bố mới đây.


Tấm siêu hấp thụ này có thể tự động quay theo vị trí mặt trời nhằm nhận được nhiều nhiệt năng nhất. (Ảnh: University Rochester).

Cụ thể, phương pháp này sử dụng một tấm nhôm được khắc bằng công nghệ Femtosecond Laser cho khả năng hấp thụ năng lượng tối đa. Khi tấm nhôm được đặt trong nước ở vị trí đối diện mặt trời, lớp kim loại sẽ hút một lớp nước mỏng lên trên bề mặt và làm nóng nhanh chóng.

Với khả năng giữ lại 100% nhiệt năng từ mặt trời, phương pháp này có thể thay đổi các liên kết phân tử trong nước, cải thiện đáng kể quá trình bay hơi và làm sạch nước ô nhiễm.

Phương pháp “phơi nước” bằng ánh sáng Mặt trời được đánh giá hiệu quả hơn 100% so với đun sôi nước uống truyền thống. Ưu điểm đáng kể nhất là các tấm lọc nước có thể được điều chỉnh liên tục để tối đa hóa khả năng hấp thụ ánh sáng.

Theo Slash Gear, các thử nghiệm được đội ngũ nghiên cứu Đại học Rochester tiến hành đã chứng minh sự hiện diện của các chất gây ô nhiễm phổ biến như chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, nước tiểu, kim loại nặng và tạp chất trong làm đẹp đều đạt chỉ số an toàn phù hợp cho cơ thể con người.

Tuy dự án mới đạt được những thành công khả quan nhất định, rất có thể trong tương lai không xa, công nghệ này sẽ được áp dụng trực tiếp vào trong đời sống, khắc phục những hạn chế của các phương pháp lọc nước thông thường.

Cập nhật: 16/07/2020 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video