Nước mắt chuột con kìm hãm chuột già "háo sắc"

Một nghiên cứu từ ĐH Harvard - Mỹ cho thấy nước mắt chuột con chứa một chất hóa học khiến kìm hãm sự ham muốn của chuột đực.

>>> Chuột biết hát để đánh dấu lãnh thổ

Chuột đực trưởng thành luôn cố tìm cách để giao phối với những chuột con như một hành vi bẩm sinh. Để ngăn chặn hành vi "ấu dâm" này, chuột con đã tiết ra một chất hóa học qua nước mắt nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công tình dục của chuột đực trưởng thành.


Nước mắt chuột con chứa kích thích tố kìm hãm ham muốn chuột đực. (Ảnh: Mirror)

Các nhà khoa học đã tìm thấy một loại pheromone có tên là ESP22 (exocrine-gland secreting peptide 22) do tuyến lệ của chuột con tiết ra khoảng 3 tuần 1 lần, nhiều gấp 50 lần so với chuột trưởng thành. Pheromone là những chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài. Những chất này được tiết ra ngoài cơ thể côn trùng và có thể gây ra những phản ứng chuyên biệt cho những cá thể khác cùng loài.

Loại pheromone này có ái lực cực mạnh với các tế bào thần kinh cảm giác của chuột đực trưởng thành. Ngược lại, trong khoang mũi của chuột trưởng thành có bộ cảm biến mùi để cảm nhận được kích thích tố. Do đó, khi tiết chất này, chuột con sẽ thoát khỏi chuột già "háo sắc".

Tiến sĩ Stephen Liberles từ Trường ĐH Havard - trưởng nhóm nghiên cứu - viết trên tạp chí Nature: "Chúng tôi đã tìm thấy một loại pheremone ở chuột chưa trưởng thành để kiểm soát hành vi bẩm sinh của chuột đực".

Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy ở mũi người cũng phản ứng với loại kích thích tố này như các loài động vật khác.

Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video