Ô nhiễm ánh sáng toàn cầu gia tăng khiến 50% số ngôi sao "biến mất"

Ô nhiễm ánh sáng toàn cầu là một vấn đề nghiêm trọng thực sự, nó không chỉ giảm số lượng các ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, mà còn làm ảnh hưởng đến các loài động thực vật trên Trái đất.

Đó là kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Thiên văn học, Quang học-Hồng ngoại Mỹ và đã công bố trên Tạp chí Science hôm 19-1.

Để nghiên cứu sự thay đổi độ sáng bầu trời toàn cầu bởi ánh sáng nhân tạo, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng các quan sát sao từ năm 2011-2022, do hơn 51.000 "nhà khoa học công dân" trên khắp thế tham gia trong dự án "Quả địa cầu vào ban đêm". Họ khẳng định cứ sau mỗi năm, cường độ chiếu sáng ban đêm ngoài trời trên toàn cầu lại tăng thêm 9,6%.

Tiến sĩ Christopher Kyba, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết hầu hết các quan sát sao bằng mắt thường được thực hiện từ châu Âu và Mỹ nhưng cũng có sự tham gia tích cực ở Uruguay, Nam Phi và Nhật Bản.

Ô nhiễm ánh sáng là việc con người tạo ra ánh sáng quá mức, gây khó chịu. Nó là một phần tác động của nền văn minh công nghiệp, bắt đầu từ những nguồn như: Ánh sáng ở mặt tiền của các toà nhà cũng như bên trong các toà nhà, đèn quảng cáo, các cơ sở công nghiệp, văn phòng, nhà máy, đường phố và các trung tâm thể thao.


Các vì sao có thể quan sát bằng mắt thường giảm hơn một nửa trong vòng chưa đầy 20 năm qua. (Ảnh: SCIENCE).

Theo nghiên cứu, thị phần đèn LED toàn cầu cho hệ thống chiếu sáng công cộng mới đã tăng từ dưới 1% vào năm 2011 lên 47% vào năm 2019.

"Khả năng nhìn thấy các ngôi sao trên bầu trời bằng mắt thường đang giảm đi nhanh chóng có lẽ là do sự ra đời của đèn LED trong các ứng dụng chiếu sáng ngoài trời" - các nhà nghiên cứu cho biết – "Các qui định về sử dụng ánh sáng nhân tạo hiện tại khiến gia tăng ô nhiễm ánh sáng ở cả qui mô châu lục lẫn toàn cầu".

Tiến sĩ Christopher Kyba, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất Đức, cho rằng ô nhiễm ánh sáng dẫn đến tình trạng "mất đêm" tại nhiều quốc gia và đang gây ra những hậu quả tiêu cực cho tất cả: thực vật, động vật và con người.

Cập nhật: 27/01/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video