Ốc sên có thể đã được dùng làm thực phẩm từ hơn 170.000 năm trước

Do loài ốc này chuyển động chậm, dễ bắt nên người Homo sapiens (người tinh khôn) đã bắt chúng để nướng làm thực phẩm hằng ngày.

Trước đó, bằng chứng lâu đời nhất về người Homo sapiens ăn ốc đất được các nhà khảo cổ học phát hiện có niên đại khoảng 49.000 năm trước ở châu Phi và 36.000 năm trước ở khu vực châu Âu.


Một nghiên cứu mới cho thấy các nhóm nhỏ người tinh khôn đã nướng và ăn những con ốc đất lớn, giống như loài ốc sên ngày nay tại Border Cave ở miền nam châu Phi bắt đầu từ khoảng 170.000 năm trước (Ảnh: Getty).

Song mới đây, nhà hóa học Marine Wojcieszak, thuộc Viện Di sản Văn hóa Hoàng gia ở Brussels, Bỉ nghiên cứu tính chất hóa học các mảnh vỏ được khai quật tại Border Cave (tạm dịch: hang Biên giới), Nam Phi đã chỉ ra, những người săn bắn hái lượm định kỳ chiếm giữ địa điểm này đã biết nướng những con ốc đất lớn của châu Phi (tổ tiên ốc sên ngày nay) trên lửa để làm thức ăn hằng ngày.

Theo đó, món ăn này đã trở nên đặc biệt phổ biến trong khoảng 70.000 đến 160.000 năm trước. Số lượng các mảnh vỏ ốc xuất hiện với số lượng lớn ở các lớp trầm tích và chúng có niên đại trong khoảng thời gian trên.

Rất lâu trước đó, các nhóm săn bắn hái lượm sống ở miền nam châu Phi đã lang thang khắp vùng nông thôn thu thập những con ốc đất lớn để mang về làm thức ăn cho chính họ và chia sẻ với những người khác trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, một số thành viên trong nhóm ở lại trong các khu vực tồn tại loài ốc sên để thu thập có thể là những người bị hạn chế khả năng vận động do tuổi tác hoặc chấn thương.

Wojcieszak giải thích: "Protein béo, dễ ăn của ốc sên sẽ là một loại thực phẩm quan trọng đối với người già và trẻ nhỏ, những người ít có khả năng nhai thức ăn cứng. Chia sẻ thực phẩm tại Border Cave cho thấy hành vi xã hội hợp tác đã được áp dụng từ những buổi bình minh của loài người chúng ta".

Việc tiêu thụ nhiều những con ốc sên này bắt đầu từ khoảng 160.000 năm trước là điều bất ngờ và đặt ra câu hỏi về việc liệu sự thay đổi khí hậu và môi trường sống có thể làm giảm sự sẵn có của các loại thực phẩm khác hay không.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy người cổ đại ở Border Cave nấu thân cây giàu tinh bột, ăn các loại trái cây và săn bắt các động vật lớn nhỏ.


Border Cave tại Nam Phi đã từng là nơi sống của một cộng đồng người Homo Sapiens. (Ảnh: Kruger).

Hầu hết những mảnh vỏ ốc đất được phát hiện có dấu hiệu tiếp xúc với nhiệt phù hợp với giả thiết người tinh khôn đã từng nướng ốc sên trên than hồng nóng.

Cập nhật: 06/04/2023 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video