Ốm nghén là một trong số các hiện tượng thường thấy trong thời kỳ thai nghén. Rất nhiều các bà mẹ tương lai băn khoăn trước biểu hiện dường như không cần thiết này. Tuy nhiên, sự khổ sở này có một ý nghĩa nhất định. Hai nhà sinh vật học tiến hóa cho biết ốm nghén bảo vệ cả sản phụ và phôi thai ở thời điểm bào thai dễ bị tổn thương nhất.
Paul Sherman, giáo sư thần kinh học và hành vi tại Cornell đồng thời là chủ tịch của Weiss, cho biết sau khi kiểm tra hai lý thuyết chủ đạo (lý thuyết thích nghi và lý thuyết không thích nghi) về việc tại sao 2/3 phụ nữ trên thế giới – ngoài ra không còn loài động vật có vú nào khác – trải qua biểu hiện buồn nôn và ói mửa trong thời kỳ thai nghén, thì chỉ một lý thuyết có vẻ hợp lý.
Sherman, chuyên gia y khoa theo học thuyết Darwin – xem xét bệnh tật từ khía cạnh tiến hóa, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đã kiểm định hai lý thuyết và dự đoán về bản chất của mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái trong thời kỳ thai nghén, chỉ ra rằng buồn nôn và ói mửa đem lại lợi ích bằng cách loại bỏ thức ăn như thịt hay rau có vị đậm. Về mặt lịch sử và cho đến bây giờ các thức ăn này có thể chứa các độc tố có hại cùng những vi sinh vật có khả năng gây tổn hại cho sản phụ cũng như thai nhi khi các cơ quan của bào thai bắt đầu phát triển, dễ dàng bị hóa chất làm tổn thương”.
Nghiên cứu của ông, thực hiện cùng với Samuel M. Flaxman ’98, Ph.D ’05, nhà nghiên cứu hành vi tiến hóa tại đại học Colorado đồng thời là nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ tại Cornell từ 2005 đến 2007, được công bố trên tờ The American Naturalist số tháng 7.
(Ảnh: www.lilsugar.com) |
- Biểu hiện buồn nôn và ói mửa giảm dần sau 18 tuần thai nghén, vì thai nhi ít bị nguy hiểm bởi tác động của hóa chất.
- Phụ nữ bị ốm nghén dữ dội nhất có tỷ lệ sẩy thai tự nhiên ít hơn so với các sản phụ khác.
- Về mặt lịch sử, thịt và các loại rau có vị đậm thường chứa ký sinh trùng, mầm bệnh và độc tố; những loại thức ăn này thường gây ra triệu chứng ốm nghén. Cồn và thuốc lá, những chất có thể gây hại đến thai nhi khi các cơ quan nội tạng đang hình thành cũng gây ra biểu hiện buồn nôn.
Cộng đồng xã hội ăn nhiều thịt và các loại rau có vị đậm, sử dụng nhiều chất cồn hơn có tỷ lệ ốm nghén cao hơn các cộng đồng xã hội có khẩu phần ăn là các sản phẩm thực vật có vị nhạt. Hiện tượng ốm nghén chỉ có ở con người, vì theo các nhà khoa học, con người có bữa ăn cực kỳ đa dạng so với các loài linh trưởng và động vật có vú khác.
Nếu lý thuyết cho rằng ốm nghén là kết quả không thích nghi về mặt tiến hóa của một cuộc giằng co thức ăn giữa người mẹ và thai nhi là đúng, thì hiện tượng buồn nôn phải xuất hiện vào 3 tháng cuối cùng, khi thai nhi cần dinh dưỡng và máu hơn cả. Nhưng điều này không xảy ra. Nó không hề xuất hiện với bất cứ trường hợp thai nghén nào. Nếu ốm nghén là kết quả của việc thai nhi ra dấu hiệu về sự tồn tại của nó cho người mẹ, thì nó phải xuất hiện ở cả con người và các động vật có vú khác.
Sherman cho biết: “Tất cả những điều này dẫn chúng tôi tới kết luận rằng ốm nghén (morning sickness) là một cách dùng thuật ngữ sai. Nó không chỉ xuất hiện vào buổi sáng (morning), và nó không phải là một chứng bệnh (sickness). Nó có thể xuất hiện vào bất cứ thời gian nào trong ngày và hóa ra nó lại có lợi – chúng ta có thể gọi nó là một hình thức bảo vệ sức khỏe tiến hóa.”
Nghiên cứu hiện tại được xây dựng từ một bài báo được công bố năm 2000 trên Tạp chí sinh học theo quý, trong đó Sherman và Flaxman nghiên cứu kết quả từ hàng nghìn trường hợp thai nghén. Trong nghiên cứu, họ nhấn mạnh rằng trong 7 cộng đồng xã hội truyền thống không hề có ốm nghén, bữa ăn chủ yếu là các sản phẩm thực vật vị nhạt chứ không phải thịt và các loại rau có vị đậm.