Ong chúa càng lăng nhăng, đàn ong càng khoẻ mạnh

Những con ong chúa càng quan hệ bừa bãi và có các cuộc giao hoan bất tận thì càng tạo ra những bầy đàn khoẻ mạnh.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ong mật chúa giao phối với vô số con đực sẽ tạo ra được một đàn ong có tính đa dạng gene cao. Sự đa dạng này có nghĩa là chúng sẽ chống chọi tốt hơn với bệnh tật.

Với nhiều con đầu đàn của các loài côn trùng như ong và kiến, hành động giao phối phải trả một giá đắt. Chẳng hạn với ong mật, hoạt động này yêu cầu sinh vật phải bay rất nhiều km tới các nơi khác nhau để hẹn hò với con đực, nó càng ở lại lâu để hoan lạc, thì càng mất nhiều năng lượng quý giá, và càng có nguy cơ bị kẻ thù xơi tái.

Điều này đã khiến các chuyên gia phải tự hỏi vì sao con chúa của một số loài côn trùng lại tự thả mình vào những cuộc giao hoan bất tận như vậy, trong khi các loài khác chỉ cần một con đực là đủ. Nhiều giả thuyết được đưa ra bao gồm sự đa dạng gene sẽ giúp cải thiện sự phân chia lao động trong bầy đàn, hay việc giao phối bừa bãi là một cách đơn giản để thu thập nhiều tinh trùng hơn.

Nhưng giả thuyết mang tính thuyết phục hơn cả có lẽ là con chúa sưu tầm nhiều bạn tình như vậy để tạo ra một bầy đàn chống chọi tốt hơn với bệnh tật. "Côn trùng sống trong môi trường giàu chất dinh dưỡng là hang ổ của những siêu vi trùng - vì vậy chúng cần một cơ chế để bảo vệ mình khỏi bệnh tật", chuyên gia David Tarpy tại Đại học North Carolina ở Mỹ nói.

Để kiểm tra giả thuyết này, Tarpy đã tiêm vào ong mật chúa tinh trùng của 1 hoặc 10 con đực. Những con ong chúa nhiều bạn tình hoặc 1 bạn tình này được tạo điều kiện để hình thành nên các bầy đàn khác nhau. Sau đó, các nhà khoa học phun vào các đàn ong thứ nước nhiễm bệnh có tính lây truyền cao. Mỗi đàn sẽ được kiểm tra trong vòng 5-9 tuần sau.

Mặc dù không đàn nào hoàn toàn thoát khỏi việc lây nhiễm, những đàn do ong chúa có một bạn tình làm chủ đặc biệt yếu hơn và bị phát tán bệnh nặng hơn.

Kết quả khẳng định rằng việc giao phối bừa bãi gia tăng khả năng kháng ký sinh trùng của bầy ong, giúp chúng không bị quét sạch cùng một lúc, các nhà nghiên cứu nhận định.

M.T.

Theo Newscientist, Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video