Sát thủ cực đẹp cực độc

Đôi cánh sặc sỡ của một loài bướm tại châu Á đẹp nhưng có thể gây liệt hoặc thậm chí tử vong cho những kẻ săn mồi.


Một con bướm Hebomoia glaucippe mà các nhà khoa học
bắt trên cao nguyên Cameron của Malaysia. (Ảnh: Livescience)

Một phần cánh của Hebomoia glaucippe, tên của một loài bướm ở châu Á, được bao phủ bởi màu cam sẫm. Sự hiện diện của màu da cam trên cánh khiến chúng trở nên đẹp hơn, song cũng khiến những động vật săn mồi phát hiện chúng dễ dàng hơn. Một nhóm nhà sinh học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vienna tại Áo nhận thấy chim, kiến, bọ ngựa và tắc kè đều không ăn cánh của bướm Hebomoia glaucippe khi chúng bắt được bướm, Livescience đưa tin.

Sau khi phân tích vùng có màu cam sẫm trên cánh bướm, nhóm nghiên cứu nhận thấy nó được bao phủ bởi glacontryphan-M, một loại chất độc có khả năng gây tê liệt thần kinh. Điều đáng chú ý là sên biển Conus marmoreus cũng có chất độc tương tự. Sên biển bơm chất độc vào cơ thể con mồi khiến thịt của chúng biến thành dịch lỏng rồi hút. Nhưng nhóm nghiên cứu khẳng định bướm dùng chất độc để tự vệ, chứ không phải để tấn công như sên biển.

Nhóm nghiên cứu cho biết, họ sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân khiến sên biển Conus marmoreus và bướm Hebomoia glaucippe, hai loài động vật sống trong môi trường hoàn toàn khác biệt, có chung một chất độc.

Theo VNE, Livescience
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video