Nguồn gốc
Paulownia có nguồn gốc Á châu, đã được biết đến trên 2.000 năm tại Trung Quốc. Chúng có 20 loài. Paulownia được nhập vào Nhật Bản, Triều Tiên cách đây 1.000 năm, vào châu Âu, Nam Mỹ, Úc vào thế kỷ 19. Loài cây này rất thích hợp cho việc tái trồng rừng và người ta đã trồng rất thành công tại New Zealand, Úc, Trung Quốc. Diện tích trồng cây paulownia của Trung Quốc đến nay đã lên hơn 5 triệu ha. Chương trình phục hồi rừng bằng cây paulownia của Trung Quốc được sự hỗ trợ của tổ chức Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP). Trung Quốc hiện nay đã xuất khẩu cây paulownia thành phẩm và cả cây giống.
Việt Nam cũng có một loài cây paulownia, loài paulownia fortune. Chúng phân bố tự nhiên ở các vùng có độ cao 300 - 1.000m của các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hoà Bình… Trong dân gian, loài cây này được gọi là cây pháo đồng, cây bao đồng, cây ngô đồng hay là cây hông. Theo một tài liệu, do đồng bào một số tỉnh miền núi phía Bắc sử dụng gỗ cây này để làm chõ hong xôi nên cây có cái tên được gọi trại ra là cây hông.
Hơn cả… bạch đàn
Năm 2003, Chi cục kiểm lâm tỉnh Phú Thọ đã trồng thử nghiệm một số cây hông tại huyện Thanh Sơn. Một số cây trồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn, chỉ sau 18 tháng, đường kính đã đạt 16 - 22cm, cao đến 7 - 8m. So với các loài được xem là tăng trưởng nhanh nhất hiện nay như bạch đàn, keo lai, cây hông có mức độ tăng trưởng vượt xa.
Tăng trưởng nhanh, thế nhưng paulownia không "đơn điệu" về giá trị và "thiếu thân thiện" với môi trường như bạch đàn. Chúng là loài "đa giá trị". Trước hết là gỗ. Paulownia trồng ba năm đã có thể khai thác gỗ làm các loại giấy cao cấp, như giấy in tiền. P
Chính vì những đặc điểm trên mà gỗ cây paulownia được dùng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất đồ trang trí nội thất cao cấp, đồ gia dụng, du thuyền, nội thất máy bay… Giá một mét khối gỗ paulownia trên thị trường thế giới đang vào khoảng 600 - 800 USD.
Một dự án phát triển rừng
Cây paulownia có 9 loại cho năng suất cao, nhưng chỉ một loại có thể sống được ở Việt Nam (Paulownia Fortunie). Giống cây này được Liên hiệp quốc hỗ trợ nghiên cứu trồng thành công giống đặc chủng tại Úc. Hiện nay, Việt Nam có những điều kiện rất tốt để phát triển các loài cây có giá trị này. Đất đai, khí hậu phù hợp, hơn nữa, những dự án trồng rừng thường rất dễ kêu gọi được sự tài trợ của các tổ chức trên thế giới.
Tiến sĩ Thái Quang Trung, điều phối viên khu vực Đông Nam Á của tổ chức Hanns Seidel Foundation, C
Mục tiêu trước mắt là việc nghiên cứu tạo ra giống cây thích hợp với thổ nhưỡng Việt Nam, có khả năng kháng sâu bệnh cao. Một trung tâm nghiên cứu ứng dụng được xây dựng để phục vụ việc trồng đại trà loài cây này. Nghiên cứu sâu tạo những giống cây có chất lượng gỗ tốt, những cây cho ra những thảo dược tốt, thích hợp với những cây trồng xen.
Dự án chỉ phát triển trên địa bàn cả nước sau khi thử nghiệm trồng thành công. Phải có tư vấn nước ngoài trong giai đoạn thí điểm để có thể nhanh chóng tạo ra giống cây tốt nhất. Xây dựng đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu về cây paulownia để phục vụ cho việc trồng thử nghiệm và phát triển trên địa bàn cả nước. Khoán diện tích trồng và chỉ tiêu. Cần có những quy định rõ ràng về việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc cây cho từng hộ gia đình trên địa bàn trồng cây paulownia…
Với paulownia, một tương lai màu xanh cho những cánh rừng Việt Nam…
Nguyễn Thuý