Phản bác luận điểm phải giết cá voi để nghiên cứu

Các nhà khoa học New Zealand và Australia vào tháng tới sẽ tiến hành một cuộc khảo sát cá voi ở Nam Cực nhằm nghiên cứu tác động của sự biến đổi khí hậu đến loài động vật có vú sống dưới nước này và phản bác lại luận điểm của Nhật Bản rằng cá voi phải bị giết để nghiên cứu khoa học.

Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia của New Zealand (Niwa) sẽ cung cấp tàu nghiên cứu khoa học Tangaroa để đưa 18 chuyên gia tới biển Ross ở Nam Cực theo một sáng kiến chung của hai Chính phủ New Zealand và Australia.

Chuyến đi kéo dài 42 ngày này là cuộc nghiên cứu "không sát sinh" đầu tiên được tiến hành ở biển Ross.


Cá voi Keiko.

Trong cuộc khảo sát này, các nhà khoa học sẽ chụp ảnh, sử dụng thiết bị định vị vệ tinh và phi tiêu để thu thập các mẫu gen của các con cá voi mà họ bắt gặp.

Những ưu tiên chính là loài cá voi lưng gù, cá voi xanh và cá voi mũi nhọn, nhưng nhóm khảo sát cũng sẽ nghiên cứu thêm về cá kình và cá voi đầu bò Nam Đại Dương.

Các thông tin thu được sẽ được sử dụng để nghiên cứu về di truyền tổ chức của các đàn voi và tập quán di cư của chúng.

Một mục tiêu nữa của cuộc khảo sát là nhằm bác bỏ cơ sở của chương trình đánh bắt cá voi mà Nhật Bản đang tiến hành ở Nam Cực.

Các tàu săn của Nhật Bản hiện đang có mặt tại Nam Đại Dương, nơi mỗi năm họ đánh bắt tới 1.000 con cá voi theo chương trình nghiên cứu khoa học đối với loài động vật biển có vú khổng lồ này.

Cùng với New Zealand, Australia là quốc gia phản đối mạnh mẽ việc săn bắn cá voi và đã nhiều lần đe dọa có hành động pháp lý quốc tế chống lại Nhật Bản nếu Tokyo không chấm dứt chương trình nghiên cứu cá voi của họ.

Tuy nhiên, mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Katsuya Okada đã khẳng định trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng nước này không có kế hoạch chấm dứt việc săn bắn cá voi ở Nam Cực.

Theo quy định quốc tế, Nhật Bản được phép săn cá voi để nghiên cứu khoa học, mặc dù đã có một lệnh cấm đánh bắt cá voi vì mục đích thương mại từ năm 1986.

Tuy nhiên, thịt cá voi không được sử dụng cho nghiên cứu lại được bày bán cho người tiêu dùng ở Nhật Bản, điều mà những người chỉ trích cho rằng là lý do thực sự cho việc săn bắn cá voi./.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video