Phân tử đầu tiên trên thế giới đi bằng hai chân

Các nhà khoa học đã tạo ra một phân tử bước đi trên hai chân khi nó cảm thấy nóng hoặc khi bị nhử bởi đầu mút của kính hiển vi quét rãnh.

Phân tử, có tên gọi 9,10-dithioanthracene (DTA), đi bộ theo cách ở bất kỳ thời điểm nào đó, nó chỉ có một "chân" chạm xuống bề mặt. Khi gặp nhiệt độ, chuỗi nguyên tử của DTA xoay về phía trước, khiến cho một chân nhấc lên và chân kia hạ xuống.

Phân tử bước đi.


Trong cách đi này, phân tử bước dọc theo một đường thẳng mà không hề bị sẩy chân hay lạc hướng. Cách bước trên hai chân như vậy khá giống với kiểu di chuyển của người, song chưa thể coi là hoàn hảo trong địa hạt robot hình người.

DTA cũng có thể bị nhử bởi đầu mút của một kính hiển vi quét rãnh (scanning tunneling microscope), đóng vai trò như một "củ cà rốt". Trong thử nghiệm trên một bề mặt bằng đồng đỏ tiêu chuẩn, DTA bước được 1.000 bước mà không ngã lần nào.

Ludwig Bartels, trưởng nhóm nghiên cứu của dự án tại Đại học Riverside, bang California (Mỹ) cho biết những phân tử biết đi tí hon một ngày nào đó có thể được sử dụng để hướng dẫn chuyển động cho các kho thông tin xây dựng trên nền phân tử, hoặc thậm chí máy tính.

Phân tử biết đi là sản phẩm mới nhất trong lĩnh vực này, sau chiếc xe hơi phân tử mới đây.

T. An (theo LiveScience)

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video