Phát hiện 2 hành tinh đầu tiên lớn bằng trái đất ngoài hệ mặt trời

Kính viễn vọng không gian Kepler của NASA đã phát hiện 2 hành tinh lớn bằng trái đất đầu tiên, quay quanh một ngôi sao giống mặt trời bên ngoài hệ mặt trời. Đây là cột mốc quan trọng trong công cuộc tìm kiếm các hành tinh giống trái đất.

 >>> NASA phát hiện hành tinh có sự sống như trái đất

Các hành tinh được gọi là Kepler-20eKepler-20f. Đây là những hành tinh nhỏ nhất bên ngoài hệ mặt trời, được xác nhận quay quanh một ngôi sao giống với mặt trời của chúng ta, NASA ra tuyên bố.

Các hành tinh này nằm quá gần ngôi sao chủ của nó, nên không thuộc vùng được cho là có thể có sự sống, nơi nước ở dạng lỏng có thể tồn tại trên bề mặt.

“Việc phát hiện lần đầu tiên cho thấy các hành tinh có kích cỡ bằng trái đất tồn tại quanh các ngôi sao khác và chúng ta có thể phát hiện ra chúng”, Francois Fressin, thuộc Trung tâm vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ, cho hay.

Các hành tinh mới được cho là cấu tạo từ đá. Kepler-20e hơi nhỏ hơn sao Kim, có bán kính bằng 0,87 lần bán kính trái đất.

Trong khi Kepler-20f lớn hơn trái đất đôi chút, bán kính bằng 1,03 lần trái đất. Cả hai hành tinh đều nằm trong hệ 5 hành tinh được gọi là Kepler-20, trong chòm sao Lyra, cách trái đất khoảng 1.000 năm ánh sáng.

Quỹ đạo của Kepler-20e quanh sao chủ là 6,1 ngày trong khi Kepler-20f là 19,6 ngày. Nhiệt độ bề mặt của Kepler-20e vào khoảng hơn 1.400 độ F, có thể làm kính nóng chảy.

Theo Dân trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video