Phát hiện chim lưỡng tính 2 màu cực hiếm

Cơ thể của chim như chia làm hai theo đúng nghĩa đen, một bên là sắc vàng của chim trống, một bên là màu đỏ của chim mái.

Theo Science News, chim sẻ mỏ to (tên khoa học: Pheucticus ludovicianuslà một loài chim hót, ăn hạt, sống chủ yếu ở vùng ôn đới Bắc Mỹ. Mùa đông, chim thường di cư xuống vùng nhiệt đới ấm áp.


Phần dưới của chim lưỡng tính vừa được phát hiện - (Ảnh: ANNIE LINDSAY)

Chim trưởng thành thường nặng khoảng 50g và dài gần 20cm. Chim có mỏ to, chân có màu tối.

Cánh và đuôi thường có sự khác biệt giữa con trống và mái. Lông dưới cánh con trống có màu vàng nâu xen kẽ, trong khi con cái thường có màu hồng óng ánh.

Mới đây, trong dự án nghiên cứu chim của Khu Bảo tồn thiên nhiên Powdermill (Mỹ), các nhà khoa học phát hiện một con chim đặc biệt khi mang cả hai đặc tính trống và mái.

Phần cánh dưới bên trái của chim có màu vàng trong khi bên phải có màu hồng. Phần lông trên cánh bên trái có màu xám đối lập với màu trắng đen bên phải.

Một số đặc điểm khác như đuôi, độ dài chân, sải cánh cũng có sự khác biệt giữa trái và phải.

Bà Annie Lindsay - trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết vào mùa xuân sinh sản, những điểm khác biệt giữa trống và mái trên cơ thể sẽ càng rõ rệt. Giọng hót của chim cũng nằm giữa cao độ giữa trống và mái.


Phần trên của chim lưỡng tính vừa được phát hiện - (Ảnh: ANNIE LINDSAY)

Lindsay cho rằng những con chim lưỡng tính trong tự nhiên rất hiếm. Với Lindsay, lần gần nhất bà bắt gặp chim lưỡng tính đã cách đây 15 năm. Trung tâm nghiên cứu chim ở Powdermill cũng chỉ ghi nhận chưa đến 10 con chim lưỡng tính trong gần 70 năm hoạt động.

Các nhà khoa học lý giải, chim lưỡng tính là kết quả của sự lai tạo hai tinh trùng chim bố với một tế bào trứng chim mẹ. Tuy nhiên, một tế bào trứng này có đến hai nhân nằm ở hai bên.

Vì thế, trứng phát triển thành một cá thể mang cả nhiễm sắc thể chim trống lẫn chim mái, biểu hiện thành hai kiểu hình khác nhau rõ rệt trên cơ thể. Hiện tại, các nhà khoa học chưa khẳng định con chim này có xu hướng thiên về giống đực hay cái.


Phần đuôi của chim lưỡng tính - (Ảnh: ANNIE LINDSAY).

Hiện tượng lưỡng tính (gynandromorphs) cũng có thể được bắt gặp ở một số loài chim, côn trùng, tôm cua khác. Tuy nhiên, gynandromorphs không giống một hiện tượng khác cũng thường được gọi là lưỡng tính (hermaphrodites).

Những động vật lưỡng tính hermaphrodites, chẳng hạn như ốc sên, thường có cả hai cơ quan sinh dục đực và cái trên cùng một cơ thể. Còn động vật lưỡng tính gynandromorphs chỉ có một cơ quan sinh dục, hoặc của giống đực, hoặc của giống cái. Thay vào đó, cơ thể động vật như được tách đôi: một nửa là giống đực, nửa kia là giống cái.

Các nhà khoa học thuộc ĐH Edinburgh (Anh) ước tính xác suất trở thành cá thể lưỡng tính gynandromorphs ở chim là từ 1/10.000 đến 1/1.000.000.

Cập nhật: 08/10/2020 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video