Phát hiện công dụng chấn động của 1 loại thuốc huyết áp

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học McGill (Canada) tuyên bố họ có thể thực hiện thí nghiệm thao túng ký ức nhờ công dụng mới được phát hiện của một loại thuốc trị cao huyết áp.

Nghiên cứu gây sốc, đứng đầu bởi tiến sĩ - trợ lý giáo sư Alain Brunet, thực ra nhằm mục đích giúp một số người đã "cùng đường" có thể lật sang trang mới nhờ việc làm mờ đi những ký ức đau đớn.

Cụ thể, tiến sĩ Brunet và các cộng sự tại Đại học MicGill đã phát hiện ra tính năng mới của propranolol, một loại thuốc trị cao huyết áp và một số vấn đề tim mạch khác, không hề đắt tiền. Propranolol còn được sử dụng để làm giảm các triệu chứng lo âu như nhịp tim nhanh, hồi hộp quá mức, đổ mồ hôi.


Một loại thuốc trị cao huyết áp được phát hiện có công dụng "tẩy não" nhẹ, làm mờ đi bộ nhớ cảm xúc liên quan đến các ký ức đau buồn - (ảnh minh họa từ SHUTTERSTOCK).

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học dựa trên tác dụng kìm hãm các thụ thể beta-adrenergic trong não của viên thuốc, vốn liên quan đến việc tạo ra bộ nhớ cảm xúc mạnh mẽ. Họ tin rằng nếu sử dụng đúng cách, loại thuốc này có thể giúp tước cảm xúc khỏi bộ nhớ bằng cách ức chế các protein cần thiết để hình thành các liên kết thần kinh liên quan đến cảm xúc.

Thuốc tấn công bệnh nhân trong khoảng 2-5 giờ sau khi họ được yêu cầu nhớ lại ký ức đau buồn. Một bộ nhớ có thể được sửa đổi trước khi nó được lưu trữ lại hoặc tái hợp nhất. Propranolol ngăn chặn protein trong não lưu trữ lại bộ nhớ theo cách trước đây, nghĩa là một số chi tiết của bộ nhớ bị mất.

Trao đổi với tờ The National Post, tiến sĩ Brunet cho biết họ đã hoàn toàn thành công trong thử nghiệm với 60 tình nguyện viên. Họ không bị "tẩy não" hoàn toàn như trong phim viễn tưởng hay xóa sạch hẳn phần ký ức đau buồn, vì điều đó có thể liên quan đến vấn đề đạo đức. Ký ức đơn giản chỉ được làm mờ đi một số chi tiết cần thiết, đủ để họ vượt qua. Ông nhận định kết quả là "không thể tin rằng chúng ta có thể làm được nhiều như vậy".

Các tác giả cũng cho biết nghiên cứu đã hoàn thành và chỉ còn chờ việc công bố chính thức trên tạp chí khoa học.

Cập nhật: 05/11/2019 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video