Phát hiện công dụng kỳ lạ của lông voi

Không giống lông của tất cả các động vật khác vốn có nhiệm vụ giữ ấm cho “khổ chủ”, lông voi có thể giúp loài vật to lớn này hạ nhiệt.

Cùng với khả năng sản sinh ra sữa để nuôi con, lông là một trong những đặc điểm quan trọng quyết định sự khác biệt giữa động vật có vú với phần còn lại của vương quốc động vật. Lông giúp cơ thể lưu giữ nhiệt - điều vô cùng thiết yếu vì động vật có vú thường phải đốt cháy rất nhiều năng lượng để giữ máu của chúng luôn ấm nóng.

Ngược lại, voi - loài động vật đặc trưng cũng phải lo lắng về việc mất nhiệt nhưng lại không hề lưu trữ chúng. Các cá thể voi hiện đại thường sinh sống ở những vùng khí hậu có nhiệt độ có thể lên tới 50 độ C và chúng đã cư trú hoàn toàn ở các khu vực ấm áp kể từ trước kỷ băng hà cuối cùng.

Ngoài ra, voi sở hữu rất nhiều thịt để sinh nhiệt và một vùng diện tích rất nhỏ để phát xạ số nhiệt đó. Trong thực tế, tỉ lệ giữa lượng thể tích cơ thể chúng chiếm chỗ so với lượng diện tích bề mặt của chúng thuộc hàng cao nhất trong tất cả các động vật có vú trên mặt đất.

Khoa học đã phát hiện, loài voi có thể đối phó với nhiệt nóng bằng cách vẫy tai liên tục như quạt, tắm nước để làm mát và dầm mình vào bụi để tránh ánh sáng mặt trời, di chuyển tới các khu vực bóng râm, phun nước và bùn lên khắp cơ thể. Chúng ta cũng biết, các động vật da dày có rất nhiều "mẹo" bên trong cơ thể để đối phó với sức nóng bên ngoài, ví dụ như luân chuyển máu ấm nóng tới tai, nơi chúng có thể hạ nhiệt nhanh hơn.

Tuy vậy, không có cách nào trong những phương pháp trên dường như đủ để giải quyết lượng nhiệt khổng lồ mà voi có thể phát tỏa ra.

Trong khi đó, một đặc điểm khá lạ ở voi là chúng vẫn sở hữu một lượng lông thưa thớt ở vài chỗ như tai. Các nhà khoa học từng cho rằng, số lông rải rác này có thể là dấu vết còn sót lại hoặc đóng vai trò như một cơ quan cảm giác.

Một nghiên cứu mới của chuyên gia Elie Bou-Zeid đến từ trường Đại học Princeton (Mỹ) và các cộng sự phát hiện, lông voi thực tế không có tác dụng lưu trữ nhiệt mà nhiều khả năng đóng vai trò hỗ trợ “khổ chủ” giải tỏa nhiệt khỏi cơ thể.

“Điều đáng kinh ngạc và thú vị là mức độ của ảnh hưởng tích cực này. Chúng tôi nhận thấy, lông bao phủ có thể tăng việc tỏa nhiệt ở voi tới 5 - 20%, tùy thuộc vào tốc độ của gió thổi của môi trường”, nhà nghiên cứu Bou-Zeid nói.

Nhóm nghiên cứu nhận định, nhiệt từ quanh vùng chân lông có thể chảy qua suốt sợi lông trên cơ thể voi giống như điện chạy qua dây dẫn, với điều kiện là không có quá nhiều thứ khác bao quanh sợi lông đó.

Chuyên gia Bou-Zeid lsy giải thêm: “Sự trao đổi nhiệt từ một bề mặt, da hoặc lông phụ thuộc rất lớn vào tốc độ không khí ngay cạnh bề mặt đó. Ngay trên bề mặt da, tốc độ không khí rất thấp, bị da làm chậm lại. Các sợi lông có thể hút nhiệt hiệu quả từ da thông qua phần gốc và giải phóng nhiệt cho cơ thể qua ngọn lông".

Nhóm nghiên cứu tính toán được rằng, lông bắt đầu có khả năng làm mát khi có không quá 30 sợi lông trên 1cm2. Trong khi đó, lông voi mọc với tỉ lệ 1 sợi trên 1cm2.

Các nghiên cứu trước đây từng hé lộ, lông lá và gai xương rồng có thể giúp cây cối hạ nhiệt. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên khoa học ghi nhận lông động vật cũng đóng vai trò tương tự.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video