Một phần bản chữ khắc được tìm thấy tại thành cổ Tharu. (Ảnh: Reuters) |
Thành cổ nằm tại đầu con đường quân sự nối thung lũng Nile tới Levant, nằm dưới sự cai trị của Ai Cập trong phần lớn thời gian.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu các pháo đài dọc trên con đường này từ năm 1986 nhưng chỉ đến năm nay họ mới tìm được một tảng đá khắc xác định địa danh. Các hình khắc đề cập đến 3 vị pharaoh - Tuthmosis II, trị vì từ năm 1512 trước Công nguyên, xây dựng một trong những thành lũy quân sự trên con đường; Seti I và Ramses II, trị vì Ai Cập từ năm 1318 đến 1237 trước Công nguyên.
Khu vực còn chứa dấu tích của một pháo đài được xây từ gạch bùn có từ thời Ramses II và có diện tích 500 - 250 m, với các tòa tháp cao 4 m.
"Nghiên cứu ban đầu cho thấy pháo đài này chính là cơ quan đầu não của quân đội Ai Cập từ thời Tân Vương quốc tới thời Ptolemaic", các nhà nghiên cứu viết. Thời Tân Vương quốc bắt đầu từ năm 1579 trước Công nguyên, còn giai đoạn Ptolemaic kết thúc với cái chết của Cleopatra vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên.
"Các đặc điểm khảo cổ của pháo đài này cũng trùng khớp với những miêu tả trên những ngôi đền cổ Ai Cập, cho thấy hình dáng của thành cổ Tharu, nằm tại đầu con đường quân sự Horus".
Khu vực còn chứa ngôi đền thời Tân Vương quốc đầu tiên được tìm thấy ở bắc Sinai, và những nhà kho nơi quân đội Ai Cập cất giữ lương thực và vũ khí.