Phát hiện địa điểm hiến tế thần linh của các vương quốc Trung Quốc cổ đại

Gần đây, các nhà khảo cổ học phát hiện ra 6 khu vực thực hiện các nghi lễ hiến tế thần linh ở thành phố cổ đại Tam Tinh Đôi - Trung Quốc. Nơi chứa khoảng 500 hiện vật bao gồm mặt nạ bằng vàng, đồng, nhiều hiện vật giá trị khác.

Theo ghi nhận của Tân Hoa Xã, vị trí khu vực hiến tế cách 1.500 km về phía Nam thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Các hiện vật ở nơi này có niên đại khoảng 3.000 năm, tức nó đã xuất hiện từ thời vương quốc cổ đại Shu. Ngoài những chiếc mặt nạ, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra các hiện vật khác bằng đồng có chạm khắc hình ảnh rồng và bò. Chưa hết, các nhà khảo cổ còn tìm thấy các tác phẩm điêu khắc bằng ngà voi, lụa, gạo cacbon hóa (gạo đã biến thành cacbon) và hạt cây...


Đến nay các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy bất kỳ hài cốt người hay động vật tại khu vực hiến tế.

Lei Yu, nhà khảo cổ học thuộc Viện Nghiên cứu Di tích Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên nói với Tân Hoa xã: "Có một điều hết sức ngạc nhiên là có một số món đồ bằng đồng mà chúng tôi khai quật được chưa từng xuất hiện trước đây. Ví dụ, một số món đồ bằng đồng với kích thước rất lớn được thiết kế vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ với hình ảnh rồng hoặc bò trông rất kỳ quái".

Tuy nhiên, đến nay các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy bất kỳ hài cốt người hay động vật nào trong khu vực hiến tế, vì vậy, một câu hỏi được đặt ra là: "các vương quốc cổ đại xưa tạo ra những chiếc hố này để phục vụ cho điều gì?".

Mặc dù vậy, việc phát hiện ra 6 khu vực đặc biệt này sẽ cung cấp những manh mối hữu ích cho các nhà khảo cổ trong việc tìm hiểu về những nghi lễ mà người dân vương quốc Shu thực hiện vào thời điểm đó.

Giả thuyết 1: Chôn người?

Vào năm 1929, một nông dân ở khu vực Quảng Sơn, Trung Quốc đã tình cờ phát hiện ra Di chỉ Tam Tinh Đôi. Anh ta đã tìm thấy một cái hố chứa rất nhiều tạo tác quý giá làm bằng ngọc bích. Nhưng mãi cho đến năm 1986, khi các nhà khảo cổ học tìm đến thì nơi này mới thực sự trở nên nổi tiếng. Họ đã tìm thấy hai cái hố đã tồn tại trên 3.200 năm tuổi, nơi chứa đến hàng nghìn hiện vật.

Tại những địa điểm này, các nhà khoa học cũng không tìm thấy xác người hay xác động vật. Các học giả tiếp tục tranh luận về ý nghĩa và mục đích thực sự của những cái hố được sử dụng để làm gì? Chen Shen, người phụ trách cao cấp về nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario, Toronto đã viết trong cuốn sách Anyang và Sanxingdui: Khám phá những bí ẩn của các nền văn minh Trung Quốc cổ đại".

Shen đề cập trong cuốn sách của mình: "Một số người tin rằng những chiếc hố này được dùng để chôn cất, tuy nhiên, nơi này hoàn toàn không tìm thấy dấu vết của hài cốt. Tuy nhiên, các thi thể có thể đã bị biến thành tro bụi do các nghi lễ hỏa táng".

Một khả năng khác được đưa ra cho thấy sự xuất hiện của những chiếc hố này có liên quan đến những thay đổi chính trị đang diễn ra trong khu vực đó; Shen cho biết, vào khoảng 3.000 năm trước, người dân đang dần rời bỏ địa điểm Tam Tinh Đôi để tìm đến một nơi khác sinh sống. Trong khi địa điểm này đang dần bị bỏ hoang thì vương quốc Shu vẫn tồn tại cho đến khi nó bị xóa sổ bởi một đế chế mới. Vương quốc Tần (Qin) chính thức hình thành vào năm 316 trước Công nguyên.

Hiện nay, quá trình khai quật và phân tích các hiện vật đang được tiến hành. Tuy nhiên, có rất ít tài liệu hoặc bằng chứng về những gì đã xảy ra vào thời điểm đó. Điều này khiến cho việc xác định các hố được sử dụng để làm gì càng trở nên khó khăn hơn.

Cập nhật: 31/05/2021 Theo VnReview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video